5 cách giữ an toàn khi nuôi thú cưng trong gia đình

20/07/2018 - 14:09
Làm thế nào để giảm bớt mối nguy hại khi nuôi thú cưng? Xử lý thế nào khi không may bị thú cưng tấn công? Bạn hãy tham khảo 5 cách giữ an toàn khi nuôi thú cưng trong gia đình dưới đây.
Thú cưng không chỉ là con vật nuôi làm cảnh, mà còn là người bạn thân thiết của mỗi thành viên trong gia đình. Dù bạn chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận đến bao nhiêu, đây cũng chỉ là những con vật, và chúng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại với con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
thu-cung-a.jpg
Thú cưng là người bạn của các em nhỏ

 

Để giảm bớt mối nguy hại khi nuôi thú cưng, bạn có thể tham khảo dưới đây:
 
Chăm sóc sức khỏe cho thú cưng
 
Giữ cho vật nuôi sạch sẽ, khỏe mạnh là một trong những cách giúp bạn hạn chế những nguy cơ lây lan bệnh từ thú cưng.
 
Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên hàng tuần thôi chưa đủ, bạn còn cần cắt bỏ bớt những túm lông quá dài, quét lê xuống đất, gây bẩn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, mỗi tháng nên cho thú cưng đến các cửa hàng chăm sóc vật nuôi để chúng được cắt giũa móng chân… vừa giữ vệ sinh, vừa làm giảm nguy cơ gây hại của chúng đối với bạn khi cho ăn hay vui chơi.
 
thu-cung-e.jpg
Nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi

 

Bạn cũng đừng quên lịch chăm sóc sức khỏe định kỳ cho vật nuôi như: tẩy giun sán khoảng sáu tháng/lần, tiêm ngừa bệnh và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên ở các phòng khám thú y. Khi vật nuôi bị ốm, không nên tiếp xúc trực tiếp bằng tay với chúng để tránh lây lan dịch bệnh.
 
Cẩn trọng trong chế độ ăn uống
 
Chế độ ăn uống của vật nuôi là một phần quan trọng để đảm bảo sức khỏe, và giảm nguy cơ gây hại ở vật nuôi. Nếu không muốn cho chúng ăn các loại thức ăn dành riêng cho động vật, bạn có thể cho ăn theo chế độ của gia đình, nhưng cần cho ăn đồ ăn chín.
 
thu-cung-f.jpg
Cần lưu ý đến chế độ ăn uống của thú cưng

 

Theo nhiều nghiên cứu, các loại thịt sống, cá sống… không chỉ là nguyên nhân gây nên chứng bệnh đau bụng, tiêu chảy cho vật nuôi, mà còn làm cho chúng dễ mắc bệnh dại và trở nên hiếu chiến hơn.
 
Chăm sóc tinh thần cho thú cưng
 
Chó, mèo, hay bất kỳ vật nuôi nào cũng thích sống trong môi trường tự do, thoải mái. Nếu nuôi nhốt trong nhà nhiều, đặc biệt là trong những chiếc lồng chật hẹp, chúng sẽ dễ nổi cáu và có thể cào, cắn người xung quanh.
thu-cung-g.jpg
Cho đi dạo hàng ngày để vật nuôi được tự do vận động

 

Để khắc phục hiện tượng này, hàng ngày, bạn nên dành thời gian cho vật nuôi đi dạo, vuốt ve và trò chuyện với chúng. Nên đeo rọ mõm cho vật nuôi khi đi ra ngoài để bảo vệ cho những người xung quanh, đặc biệt là các em nhỏ.
 
Đừng để thú cưng nổi giận
 
Dù vật nuôi hiền đến mấy, chúng cũng có những khoảnh khắc dễ nổi giận và quay lại tấn công những người xung quanh.
thu-cung-b.jpg
Không nên chọc vật nuôi nổi giận

 

Bạn nên lưu ý và nhắc nhở người thân, các em nhỏ không nên chọc giận hay đến gần vật nuôi trong một số trường hợp cụ thể sau: khi vật nuôi đang nằm ngủ hay đang ăn, khi chúng bị bệnh, đang nuôi con nhỏ. Đến gần hay trêu đùa vật nuôi trong những lúc này sẽ dễ bị chúng tấn công.
 
Cách xử lý khi bị thú cưng tấn công
 
Khi bị chó, mèo, chuột cảnh hay các con vật nuôi tấn công, bạn nên bình tĩnh xử lý trước vết cắn tại nhà để cầm máu, phòng tránh nguy cơ lây bệnh dại. Các bước cần làm cụ thể như sau:
thu-cung-c.jpg
Khi bị vật nuôi tấn công, nếu không xử lý đúng cách sẽ nguy hiểm đến tính mạng

 

- Ngay lập tức, rửa sạch vết thương dưới dòng nước ấm và rửa sạch lại bằng xà phòng diệt khuẩn.   
 - Chà thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn hoặc vật lạ khỏi vết thương.
- Dùng cồn hoặc các loại thuốc sát trùng lau nhẹ vết thương.
- Nếu chảy nhiều máu, bạn ép một miếng gạc sạch hoặc băng vô trùng lên vết thương và ấn giữ lên vết thương để ngăn máu chảy.
- Đến các cơ sở y tế để kiểm tra vết thương.
 
 Mời bạn tham khảo cách sơ cứu khi bị chó cắn trong clip dưới đây:
 
Nên sơ cứu và cầm máu ngay tại nhà, rồi tiếp tục đến các cơ sở y tế để tránh tình trạng nguy hiểm do mất máu quá nhiều trên đường di chuyển.
 
Trong trường hợp bị tấn công, cần giữ chó, mèo cẩn thận, theo dõi trong 10 ngày và tiêm phòng dại nếu vật nuôi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh dại.
 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm