5 chiêu phát giác lời nói dối

10/08/2016 - 09:07
Nếu nghi ngờ người khác đang nói dối nhưng lại không dám khẳng định điều đó, bạn hãy thử áp dụng những chiêu dưới đây.
noi-doi-1.jpg
  1. Làm đối phương bất ngờ

Người nói dối có chủ ý thường hay dự đoán trước câu hỏi của người khác và chuẩn bị cho mình sẵn các câu trả lời cùng một tâm lý tốt, để bản thân trả lời một cách tự nhiên, không lúng túng. Muốn biết đối phương có nói thật hay không bạn đừng hỏi những câu hỏi thông thường ai cũng có thể nghĩ ra, hãy thử hỏi điều làm họ không ngờ tới, nếu đối phương ấp úng, có thái độ không tự nhiên thì bạn có thể khẳng định lời họ vừa nói là thật hay giả.

  1. Nói ít nghe nhiều

Thông thường khi nói dối người ta sẽ nói nhiều hơn bình thường, do họ muốn tìm cách thuyết phục người nghe, nâng cao khả năng lập luận của họ. Ngoài ra họ cũng sử dụng cách nói phức tạp hơn để che giấu sự thật. Do đó khi muốn nhận biết đối phương có phải đang nói dối hay không bạn hãy lắng nghe nhiều hơn để phát hiện sự khác thường trong cách nói của họ. Hãy chú ý tới tốc độ nói so với bình thường (nói chậm hơn có phải do vừa trả lời vừa suy nghĩ hay không, nói nhanh hơn có phải do căng thẳng, áp lực hay không), mức âm thanh nói ra to hay nhỏ hơn bình thường, có dấu hiệu căng thẳng từ các bộ phận nhỏ trên cơ thể như cổ họng, ngón tay, ánh mắt... hay không. Tuy những biểu hiện này không hoàn toàn khẳng định đối phương nói dối, nhưng cũng báo cho bạn biết cần cảnh giác, không nên tin tưởng ngay.

  1. Chú ý cách nói “Không” của đối phương

Bạn có thể thông qua cách nói và biểu hiện của người khác khi nói “Không” để phán đoán họ có phải muốn đánh lừa mình hay không. Nếu đối phương nói dối họ thường có biểu hiện sau:

  • Nói “Không” sau đó nhìn hướng đi chỗ khác;
  • Nói “Không” sau đó khép mi mắt;
  • Ngập ngừng một chút rồi nói “Không”;
  • Cách nói “Không” khác với bình thường, kéo dài giọng hoặc có âm điệu gần giống như hát.
  1. Chú ý thay đổi khác lạ ở đối phương

Đôi khi sự thay đổi nhỏ trong hành vi của đối phương lại là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy họ nói dối. Những biểu hiện sau đây trong cuộc nói chuyện có thể ‘tố cáo’ người nói dối:

  • Vào thời điểm quan trọng lại quên mất những gì vừa nói.
  • Dùng lời nói ngắn gọn để trả lời câu hỏi, từ chối kể chi tiết.
  • Cách nói chuyện trở nên trịnh trọng (hành vi này là biểu hiện của căng thẳng).
  • Có lời nói phóng đại như “rất tốt”, “rất tuyệt”..., thích dùng lời nói hoa mỹ hoặc lời khen ngợi.
  1. Hỏi lại sự việc theo trật tự ngược
Người thành thật khi nói lại những gì vừa kể sẽ bổ sung thêm các chi tiết, và còn nhớ thêm nhiều điều để nói rõ với bạn. Ngược lại người nói dối có thể sẽ quên đi một vài chi tiết trong lời vừa nói, hoặc nói y hệt những gì đã nói với bạn, nếu buộc họ kể chi tiết hơn thì sau khi suy xét bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều không hợp lý. Khi nghi ngờ ai đó nói dối, bạn hãy hỏi lại họ những gì vừa nói theo trật tự ngược lại, người nói thật sẽ nhớ và nói lại một cách dễ dàng, còn người nói dối hầu hết chỉ trả lời một cách ngắn gọn đơn giản để tránh mâu thuẫn và lộ chuyện.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm