5 món dễ chứa formaldehyde: Rẻ nhưng độc

Đậu Đậu
15/07/2022 - 16:42
5 món dễ chứa formaldehyde: Rẻ nhưng độc
Khi đi chợ mua thực phẩm nấu nướng các gia đình nên chọn kỹ 5 thực phẩm này, nếu thấy bất thường thì dù rẻ cũng không nên mua.

Tại các chợ dân sinh có bày bàn rất nhiều loại thực phẩm, với đa dạng mẫu mã, chất liệu và giá thành khác nhau. Các bà nội trợ thường có xu hướng chọn mặt hàng có giá rẻ hơn để mua, tuy nhiên nên lưu ý rằng có không ít thực phẩm giá rẻ hiện nay có chứa chất bảo quản formaldehyde.

Formaldehyde là một hóa chất rất độc, thường được gian thương sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm, khiến đồ ăn tươi lâu và đẹp mắt hơn. Formaldehyde có thể gây sai lệch, biến dị các nhiễm sắc thể hoặc gây ung thư.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia từ trang Sohu, khi đi chợ mua thực phẩm nấu nướng các gia đình nên chọn kỹ 5 thực phẩm này, nếu thấy bất thường thì dù rẻ cũng không nên mua.

Đi chợ nên tránh 5 món dễ chứa formaldehyde này

1. Tôm đông thành đá

Tôm nói riêng và hải sản nói chung là thực phẩm không nên mua hàng đông đá. Bởi khi rã đông, dinh dưỡng trong tôm sẽ bị hao hụt đi rất nhiều, thịt tôm lúc này cũng bở, không còn giòn ngọt nữa.

Đáng nói, tôm vốn là mặt hàng rất dễ ôi thiu. Để giữ tôm được lâu hơn, nhiều cơ sở sản xuất đã ngâm tôm trong dung dịch nước pha loãng formaldehyde. Tôm ngâm theo cách này sẽ bị mất dần giá trị dinh dưỡng, lại còn rất hại cho cơ thể. Ngay cả khi được nấu ở nhiệt độ cao, chất formaldehyde này vẫn tồn tại.

Formaldehyde này có mùi hắc và dễ tan trong nước. Nó có chức năng khử trùng, ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn.

196fee2f082f4a39af219554e04a81e7.jpeg

Khi mua tôm, bạn nên chọn những con tôm tươi để hương vị tươi ngon và giàu dinh dưỡng nhất. Nếu không có thể chọn tôm khô, nhưng loại tôm này cần sản xuất theo đúng quy trình an toàn, chất lượng.

2. Mì, bún màu quá trắng

Các loại mì, bún khô tuy không gây hại cho cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng loại kém chất lượng và đã bị tẩm formaldehyde thì lại khác.

Bún được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn, khó đứt, hơn nữa còn có mùi hắc lạ thường giống như mùi thuốc khử trùng. Trong khi đó, sợi bún bình thường rất nhanh chín, sợi mềm và thơm mùi.

an-bun-beo-khong.jpeg

Những sợi mì hay bún tẩm formaldehyde sẽ có màu sắc quá trắng quá trong, ngược lại, sợi mì bình thường có màu hơi ngả đục chứ không trắng tinh.

3. Cải thảo có đốm đen

Khi mua rau cải thảo, hãy để ý đến phần lá của rau, nếu có chứa vài đốm đen thì có thể ăn được bình thường.

Nếu có đốm đen lớn hoặc có dấu hiệu thối rữa thì không nên mua loại này. Các vết đốm có thể là do đã bị phun quá nhiều formaldehyde.

ce37c498ff8240bb9f0832f9074543f3.jpeg

Khi mua cải thảo, cố gắng ngửi xem có mùi gì bất thường không. Sau đó kiểm tra phần cuống, nếu cuống dập nát và ngả màu vàng nhưng lá lại tươi non kỳ lạ thì nên cân nhắc. Trong điều kiện thông thường, rau cải thảo chỉ để được khoảng 3 ngày, nhưng rau ngâm thuốc để cả tuần cũng không có dấu hiệu khô héo.

4. Chân gà có màu sắc quá trắng

Chân gà là nguyên liệu dễ bị ngâm formaldehyde bậc nhất vì chúng rất dễ ôi thiu. Chân gà thông thường có màu hơi vàng, mùi tanh nhẹ. Những sản phẩm chân gà bị ngâm chất bảo quản thường có màu sắc quá trắng, mùi chất bảo quản rõ ràng.

b3de7ec3147842528ea4b6a384056623.jpeg

5. Cá bốc mùi lạ

Để giữ cho cá được tươi ngon, một số người buôn cá đã sử dụng formaldehyde để bảo quản cá. Chất này có tác dụng khử trùng và làm tăng màu sắc, giúp những con cá ươn trở nên tươi và đẹp mắt hơn, tuy nhiên nó cũng khiến cho cá có mùi không còn tươi.

Theo cảnh báo của Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông, ăn phải cá có ướp formaldehyde có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, hôn mê, chấn thương thận và có thể tử vong. Do đó, nếu ngửi thấy cá có mùi hăng giống như mùi dầu hỏa thì tốt nhất bạn không nên mua. Cá tốt nhất chỉ nên mua khi còn tươi ngon.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm