pnvnonline@phunuvietnam.vn
5 nỗi sợ hãi này nói gì về con người bạn?
1. Nyctophobia - Sợ bóng tối
Bạn có sợ bóng tối không? Thực ra thì bạn sợ những gì ở trong bóng tối hơn là chính bóng tối đó. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng sợ này. Việc không thể nhìn thấy trong bóng tối làm suy giảm tầm nhìn của chúng ta, khiến chúng ta đơn độc với những suy nghĩ, ký ức và cảm xúc, bất an về môi trường xung quanh.
Nếu bạn mắc chứng sợ bóng tối, rất có thể bạn có trí tưởng tượng sống động, tầm nhìn sáng tạo và trí óc hoạt bát. Bạn có xu hướng bị hấp dẫn bởi những câu chuyện bay bổng, thậm chí là viển vông. Bạn có xu hướng nhạy cảm hơn với sự tàn bạo, nhạy cảm với những bất công.
Nếu bạn sợ bóng tối, hãy xem lý do đằng sau điều đó. Nhà tâm lý học lâm sàng Alicia H. Clark chia sẻ: "Hãy tò mò về những gì thực sự đang làm bạn sợ hãi và sử dụng nỗi sợ hãi của bạn để chống lại những mối đe dọa này, đảm bảo rằng không có gì trong bóng tối có thể đe dọa bạn."
Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy phiền khi không thể nhìn rõ mọi thứ khi tắt đèn, bạn có thể chống lại nỗi sợ hãi này bằng các thiết bị ánh sáng do AI điều khiển. Không có gì xấu hổ khi bạn làm những gì tốt nhất để ngăn chặn nỗi sợ hãi của mình.
2. Glossophobia - Sợ nói trước đám đông
Bạn có sợ phải đứng nói trước đám đông không? Bạn có thấy mình hồi hộp, chân đứng không vững, giọng nói run rẩy, bàn tay đẫm mồ hôi không?
Chứng sợ nói trước đám đông là một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất ở người lớn. Nếu bạn không thoải mái khi nói trước mọi người, bạn là người thích ở trong vùng an toàn của mình và ngại chấp nhận rủi ro. Bạn sống hướng nội, thích làm mọi việc trong âm thầm và đánh giá cao những khoảnh khắc cô đơn. Bạn là người độc lập và chăm chỉ, khiêm tốn, giản dị và trung thực. Khi bị áp lực phải mở lòng, bạn có xu hướng nói vì sợ bị phán xét hoặc bị từ chối. Bạn khao khát tìm thấy sức mạnh bên trong giọng nói của mình và đang phấn đấu để trở thành con người đích thực nhất.
3. Thalassophobia - Sợ nước
Âm thanh khi lặn xuống vùng nước sâu có khiến bạn ớn lạnh không? Thalassophobia (còn được gọi là chứng sợ nước) là nỗi sợ hãi đối với các vùng nước sâu như đại dương, biển, hồ và sông. Có nhiều yếu tố giải thích vì sao một người có thể sợ nước. Họ có thể sợ chết đuối hoặc sợ những gì có thể ẩn nấp bên dưới đó.
Nếu bạn sợ nước sâu, bạn rất có thể sợ cảm giác lạc lõng và bơ vơ. Bạn không sợ cảm giác bị tổn thương và khó đưa ra yêu cầu giúp đỡ khi cần nhất. Bạn sợ chấp nhận rủi ro và thường cảm thấy choáng ngợp trước thế giới phức tạp.
4. Sợ bị cô lập
Đối với một số người, đây có thể là nỗi sợ hãi khi không có bạn bè hỗ trợ, trong khi đối với một số khác, đó có thể là nỗi sợ hãi khi phải xa cách một người thực sự quan trọng đời. Đa phần đây là nỗi sợ chung của sự cô đơn kéo dài và mất kết nối với những người bạn quan tâm. Đại dịch đã tác động đáng kể đến cách chúng ta cảm thấy về sự cô lập, bị hạn chế về mặt xã hội và bị tước đi những tương tác.
Nếu bạn sợ ở một mình, rất có thể bạn có đặc điểm hướng ngoại mạnh mẽ. Bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực khi tương tác với mọi người, thích được gần gũi mọi người hơn và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của xã hội để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Bạn thích cảm giác được yêu thương và đánh giá cao việc ai đó trao tình cảm cho mình. Bạn thích lan tỏa sự tích cực và cống hiến nhiều hơn những gì mình nhận được. Bạn sống với một trái tim nhân hậu, cởi mở và nhạy cảm.
5. Atychiphobia – Nỗi sợ thất bại
Nỗi sợ thất bại là một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất mà chúng ta trải qua. Con người chúng ta phụ thuộc nhiều vào việc được xã hội chấp nhận và đồng nghiệp tán dương thành công. Cũng bởi vậy mà dễ có những nỗi sợ thất bại len lỏi trong tâm trí chúng ta. Đây là một cảm giác phổ biến song với một số người, trải nghiệm đó ở mức độ sâu sắc hơn những người khác và có xu hướng căng thẳng hơn. Một người mắc chứng này có thể sợ hãi khi phải thử những điều mới, chấp nhận rủi ro.
Nếu bạn thấy mình thường xuyên bị cảm giác sợ thất bại chế ngự, bạn là người nhạy cảm hơn và luôn tìm kiếm tình yêu, sự chấp nhận. Đây là cách để bạn cảm thấy an toàn. Bạn sợ làm mọi người thất vọng và nghi ngờ sự tự tin của chính mình vào lúc bạn cần nó nhất.
Bạn có xu hướng trở thành người chỉ trích gay gắt nhất và khó kiên nhẫn nhất với bản thân. Điều quan trọng nhất cần nhớ là giá trị bản thân và sự tự tin bên trong bạn không định nghĩa bằng mức hiệu suất của bạn trong bất kỳ hoạt động nào. Cuộc sống là một hành trình trưởng thành và việc chỉ trích quá mức những gì mình làm chỉ khiến tình hình trở nên tệ hơn. Thay vào đó, hãy tiếp cận việc học như một cơ hội để phát triển hơn là một trở ngại có thể làm lộ ra “những thiếu sót” của bạn.
Nếu bạn trải qua bất kỳ nỗi sợ nào trong số này, một cách hữu ích để thoát khỏi là thừa nhận chúng, chú ý hơn đến suy nghĩ của bạn cũng như hiện tại. Nâng cao nhận thức của bạn về nỗi sợ hãi, xác định xem chúng xuất phát từ đâu sẽ giúp bạn kiểm soát một cách hiệu quả. Bạn không đơn độc và có thể vượt qua điều này bằng sự kiên trì. Chúc bạn may mắn với cuộc hành trình của mình!