5 thói quen tiền bạc tích cực mà nữ quản lý truyền thông đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch

Hong Tran
03/03/2021 - 14:12
5 thói quen tiền bạc tích cực mà nữ quản lý truyền thông đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch
Trước kia, dù có kế hoạch nhưng Domunique Lashay vẫn luôn thất bại trong việc quản lý tiền bạc, nhưng nhờ đại dịch Covid-19, cô đã thay đổi hoàn toàn!

Domunique Lashay là một quản lý truyền thông tại Canada. Cô bắt đầu nghiêm túc với tình hình tài chính của mình vào mùa hè năm 2019. Cô đọc mọi thứ có thể thực hiện về lập kế hoạch tài chính, cô nhận ra nhiều điểm tiêu cực về tiền bạc. Cô đã thiết lập lại tất cả các tài khoản ngân hàng phù hợp.

5 Thói quen tiền bạc tích cực mà nữ quản lý truyền thông đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch - Ảnh 1.

Chân dung Domunique Lashay

Nhưng ngay cả khi Domunique Lashay đã đi đúng hướng, cô vẫn phải vật lộn để áp dụng đầy đủ những thói quen kiếm tiền tốt và thực hành chúng một cách nhất quán trong cuộc sống hàng ngày.

Trước đó, cô đã sống với giả định nguy hiểm rằng vì mình vẫn còn trẻ nên cô có thể thoải mái chi tiêu. Cô tự nhủ với bản thân rằng không có vấn đề gì nếu bỏ qua các mục tiêu tiết kiệm hoặc ngân sách chi tiêu của mình vì suy nghĩ vô tư này.

Khi đại dịch toàn cầu COVID-19 xảy ra vào đầu tháng 3 năm 2020, Domunique Lashay nhận ra mình đã sai lầm như thế nào khi nghĩ mình còn rất nhiều thời gian để cải thiện tình hình tài chính của mình.

Cô nhanh chóng học được tầm quan trọng của việc đưa ra các quyết định tài chính có trách nhiệm mọi lúc và mọi nơi vì không bao giờ có thể biết được khi nào có thể xảy ra trường hợp khẩn cấp.

May mắn là cô vẫn được làm việc toàn thời gian trong thời gian xảy ra đại dịch, mặc dù cô có bị cắt giảm lương. Để quản lý điều này và những thay đổi khác trong cuộc sống do ảnh hưởng của đại dịch, cô đã thực hiện một số điều chỉnh nghiêm túc để tốt hơn. Dưới đây là 5 thói quen kiếm mà cô đã áp dụng trong thời gian khó khăn này.

1. Bắt đầu xây dựng một quỹ khẩn cấp

Khi lần đầu tiên bắt đầu thực hiện các bước để cải thiện tình hình tài chính của mình, một trong những bài học đầu tiên Lashay học được là tầm quan trọng của việc dành tiền sang một bên để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Vì vậy, cô đã lập tài khoản tiết kiệm lãi suất cao với ý định xây dựng một quỹ khẩn cấp. Mỗi tháng, cô đặt 500 đô (khoảng 10 triệu đồng) vào tài khoản cho đến khi tiết kiệm được 3-4 tháng chi phí.

Nhưng đến lúc bắt đầu thực sự đưa tiền vào tài khoản, cô luôn tìm ra một cái cớ để giảm số tiền này ví dụ như "mình cần quần áo mới theo mùa”, “Làm sao mình có thể nói không với bữa tối với bạn bè của mình”, .... Với mọi lý do, cô luôn tự hứa với bản thân rằng mình sẽ bù đắp số tiền đã thiếu bằng cách bỏ thêm tiền vào tuần sau.

Xong trong thực tế, điều này không bao giờ xảy ra. cô càng ngày càng tụt hậu về mục tiêu tiết kiệm của mình. Vì vậy, trong thời gian giãn cách xã hội ở Canada, cô đã không coi tiết kiệm như một lựa chọn và bắt đầu coi nó như một ưu tiên. Cô bắt đầu bằng cách thiết lập thanh toán tự động hai tuần một lần cho tài khoản tiết kiệm của mình để không tạo cơ hội cho bản thân vô trách nhiệm. Kể từ đó, cô đã tiết kiệm được ba tháng chi phí trong tài khoản tiết kiệm lãi suất cao của mình.

2. Tìm kiếm các dòng thu nhập khác

Khi sếp của Lashay lần đầu tiên gọi điện để thông báo rằng lương của cô sẽ bị cắt giảm do ảnh hưởng từ đại dịch, cô đã nhận ra tầm quan trọng của việc không để tất cả trứng vào một giỏ khi nói đến thu nhập.

Trước kia, cô luôn nghĩ làm việc như một nhà văn tự do sẽ rất vui, nhưng chưa bao giờ nghiêm túc theo đuổi nó. Kể từ khi bị giãn cách xã hội, cô quyết định thử và bắt đầu nhiều hợp đồng viết lách cho các nền tảng, ấn phẩm và doanh nghiệp nhỏ khác nhau.

5 Thói quen tiền bạc tích cực mà nữ quản lý truyền thông đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch - Ảnh 2.

Đã qua rồi cái thời một nghề sống, đống nghề chết. Đừng chỉ trông đợi vào một khoản thu nhập. Ảnh minh họa

Việc viết lách không chỉ giúp cô cảm thấy an toàn hơn về mặt tài chính, xây dựng quỹ khẩn cấp và thanh toán thẻ tín dụng, nó còn giúp cô giảm căng thẳng và tăng tính sáng tạo trong thời gian bí bách này.

3. Cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Domunique Lashay chưa bao giờ nhận ra mình đã tiêu bao nhiêu tiền một cách không cần thiết cho đến khi giãn cách xã hội. Những bữa ăn ngoài hàng, những cốc cà phê đắt tiền, những chuyến đi đến trung tâm mua sắm, gọi đồ ăn bên ngoài về trong khi có thực phẩm trong tủ lạnh và các thẻ thành viên đều là một phần trong thói quen chi tiêu hàng ngày và hàng tuần của cô.

Cô nhận ra rằng có nhiều điều chỉnh đơn giản mà mình có thể thực hiện sẽ giúp tiết kiệm hàng trăm khoản mỗi tháng. Cô bắt đầu pha cà phê ở nhà, mang danh sách đến cửa hàng tạp hóa và chuẩn bị tất cả các bữa ăn ở nhà, và đi dạo với bạn bè thay vì đến nhà hàng.

Mặc dù về mặt thực tế, cô buộc phải thực hiện những thay đổi chi tiêu này vì vi-rút và biện pháp giãn cách xa xã hội, nhưng cô cảm thấy thích thú với những thay đổi này và tự hỏi tại sao mình đã không thực hiện những thay đổi này trước đây. Những thay đổi này đã giúp cô tiết kiệm từ $ 600 - $ 800 (1,2 - 1,6 triệu đồng) mỗi tháng.

4. Giảm hạn mức thẻ tín dụng

Một thói quen xấu về tài chính mà cô luôn phải vật lộn là coi thẻ tín dụng như một phương tiện mở rộng thu nhập của mình.

Trước đây, cô đã sử dụng thẻ tín dụng cho bất kỳ khoản mua sắm lớn nào mà cô không quá cần thiết phải mua. Bởi vì cô đã có thể cắt giảm chi tiêu không cần thiết trong thời gian giãn cách xã hội, cô đã có thể trả một nửa tổng số nợ của mình.

Để ngăn bản thân sử dụng thẻ tín dụng trở lại, cô đã giảm hạn mức thẻ tín dụng của mình theo định kỳ khi trả nợ để không thể chi tiêu nhiều như cũ. Mặc dù điều này sẽ khiến cô bỏ lỡ cơ hội cải thiện điểm tín dụng của mình, nhưng chiến lược giảm hạn mức này đã giúp cô không mắc nợ.

5. Xây dựng kiến thức về tài chính của mình khi rảnh rỗi

Domunique Lashay đã sử dụng thời gian dư thừa mà mình có được do giãn cách xã hội để tìm hiểu thêm về tài chính và lập kế hoạch tài chính tốt.

5 Thói quen tiền bạc tích cực mà nữ quản lý truyền thông đã áp dụng trong thời kỳ đại dịch - Ảnh 3.

Để hiểu về cách quản lý tiền hơn, bạn cần phải tích lũy thêm kiến thức. Ảnh minh họa

Cô cố ý dành ra một vài giờ mỗi tuần để đọc, nghe và xem nhiều nội dung về tiền bạc nhằm cải thiện kiến thức tài chính tổng thể của mình. Mỗi tuần, cô cũng cố gắng thực hiện một thay đổi tài chính tích cực mới trong cuộc sống. Cô đã thử nhiều thói quen khác nhau như theo dõi tất cả các khoản chi tiêu của mình, thử thách bản thân không gọi đồ ăn trong cả tuần và kiểm tra điểm tín dụng lần đầu tiên. Áp dụng những kiến thức học về tài chính và áp dụng nó vào thực tế là một khía cạnh quan trọng của việc xây dựng kiến thức tài chính mà cô học được.

Bài học tài chính lớn nhất mà cô học được do COVID - 19 và việc cách ly là không quan trọng bạn là ai hoặc bạn nghĩ mình có tình hình tài chính như thế nào, tình huống khẩn cấp có thể ập đến bất cứ lúc nào và bạn phải chuẩn bị sẵn sàng.

Không thể lờ đi tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính và việc nghĩ rằng bạn có thời gian để thu xếp tài chính của mình. Điều này sẽ không làm trì hoãn điều không thể tránh khỏi mà ngược lại, tình hình của bạn sẽ xấu đi khi điều không thể tránh khỏi xảy ra. Mặc dù phải mất một trận đại dịch toàn cầu để Lashay học được bài học này, nhưng cuộc sống tài chính của cô đã mãi mãi thay đổi theo hướng tốt hơn.

Theo: thefinancialdiet

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm