Tuy nhiên, trò chơi này dễ làm cho giới trẻ mê mệt, dẫn đến nghiện game lúc nào không hay. Hậu quả sẽ ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, tâm lý bất ổn, công việc, học hành sa sút, tốn tiền, mất nhiều thời gian; tình cảm và các mối quan hệ gia đình, người thân, cộng đồng có thể trở nên nhạt nhẽo, bất ổn; có thể tạo điều kiện cho cướp giật, tai nạn giao thông, thậm chí gây chết người...
Đông đảo bạn trẻ tìm đến các công viên để "săn" Pokemon |
Do vậy, chơi vui nhưng người chơi cần đề phòng nghiện game Pokemon Go. Nếu nghiện, người chơi cần phải cố gắng vượt qua bằng nhiều hình thức như nhờ hỗ trợ của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, người thân, các tổ chức xã hội, tôn giáo… đôi khi cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý trị liệu.
Một số gợi ý giúp phòng, tránh tình trạng nghiện Pokemon Go.
- Chơi không quá 2 giờ trong ngày.
- Ngắt mạng (từ nhà cung cấp mạng) khi người chơi quá 2 giờ liên tục.
- Quy định số lượng Pokemon được bắt tối đa trong ngày, quá số đó, có thể ngắt mạng bắt buộc.
- Xếp lịch làm việc bắt buộc sau 2 giờ chơi game (đến giờ vào lớp học thêm, rước em tan học, rước vợ, con tan ca…).
- Đừng để thời gian rảnh nhiều quá.
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, các tổ chức xã hội, tôn giáo… cần quan tâm, giúp đỡ, cố gắng “lôi kéo” người mê game ra khỏi tình trạng “chúi đầu” vào Pokemon Go, dẫn đến nghiện game; Tạo công ăn việc làm thích hợp cho các bạn trẻ, giúp họ xây dựng niềm đam mê công việc, có các thói quen giải trí đúng mực, chơi để giảm stress nhưng đừng tạo thêm stress mới do hậu quả của việc mê game.