1. Máy bay có thể bay khắp nơi trên thế giới chỉ trong 4 giờ
Cơ quan không gian vũ trụ Reaction Engines của Anh đang nghiên cứu chiếc máy bay có thể chở 300 hành khách bay khắp nơi trên thế giới chỉ trong 4 giờ. Chiếc máy bay này cũng sẽ có thể bay vào không gian.
Kỹ sư trưởng Alan Bond giải thích rằng, không khí khi vào trong hệ thống động cơ mới có tên Sabre sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ hơn 1.000 độ C chỉ trong vòng 0.01 giây, tương đương với tỉ lệ làm lạnh 400 megawatt.
Điều này có nghĩa rằng hệ thống động cơ sẽ có khả năng hoạt động với công suất lớn hơn nhiều so với các loại động cơ hiện tại. Theo Reaction Engines, động cơ Sarbe sẽ được sử dụng với hai mô hình máy bay sắp tới là LAPCAT A2 - một loại máy bay thương mại có khả năng chuyên chở hành khách từ Brussel đến Sydney chỉ trong 2 tiếng đồng hồ và SKYLON - máy bay không người lái có thể tái sử dụng với mục đích tiết kiệm chi phí bay vào không gian.
2. Tay điện tử điều khiển bằng ý nghĩ
Cơ quan quản lý và tài trợ nghiên cứu khoa học DARPA đã đưa ra phát minh về cánh tay điện tử - trợ thủ đắc lực cho các cựu chiến binh bị mất tay.
Cánh tay nhân tạo này cử động giống như thật và sẽ có thể làm được bất cứ thứ gì, ví dụ như chơi piano, cầm một chiếc ly, hay giúp người sử dụng uống cafe.
Nhờ vào các phần tử cảm biến truyền tín hiệu đến não, người đeo cánh tay giả này có thể hoạt hóa từng ngón tay đơn lẻ, điều khiển cánh tay nhờ vào hàng loạt những cảm xúc khác nhau, cảm nhận được bất cứ thứ gì khi họ cầm và nắm.
Có nhiều phương pháp để điều khiển cánh tay nhân tạo này. Một vài bệnh nhân trải qua quá trình phẫu thuật cấy các cảm biến vào vai, cơ ngực, và phần còn lại của cánh tay để điều khiển cánh tay. Một số khác không sử dụng phương pháp phẫu thuật, họ vẫn có thể cầm được những thứ có kích cỡ nhỏ như chiếc nút nhấn. Các nhà thiết kế hy vọng, cánh tay sẽ có lớp da y hệt da thật, thậm chí là có cả vết vân tay và chống thấm nước.
3. Máy in sinh học 3D “siêu phàm”
Các nhà nghiên cứu Úc mới đây đã chế tạo ra một “chiếc máy in” sinh học 3D có thể được dùng để tạo ra cơ quan hỗ trợ nhằm thay thế kịp thời một cơ quan trong cơ thể lúc phẫu thuật.
Thiết bị này có khả năng nuôi dưỡng các mạch máu và mặc dù đang trong giai đoạn kiểm tra nhưng những nhà sáng chế nói rằng, những mạch máu được “in” ra từ thiết bị này có thể được dùng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trong ít nhất 5 năm tới, trong khi đó, những cơ quan phức tạp hơn như tim, gan, hay xương có thể là 10 năm.
4. Robot “người thật”
Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong khoa học nghiên cứu và chế tạo người máy. Mặc dù chúng ta chưa sử dụng robot trong nhà hay xây dựng các công trình, nhưng ngành khoa học này đã có nhiều bước tiến dài.
Mới đây, các chuyên gia thuộc ĐH California, San Diego đã tạo ra một robot có tên Eistein giống người đến mức siêu đẳng. Nó có thể cười và có những biểu cảm y hệt người thật.
Hay như công ty Boston Dynamics đã tạo ra một con robot có 2 chân tên Petnam có thể giữ cân bằng các bước di chuyển và nhanh nhẹn như người thật.
Chú robot hình người này được tạo ra nhằm kiểm tra các bộ quần áo bảo hộ chống hóa chất. Petman sẽ mô phỏng tình trạng sinh lý học của con người trong bộ quần áo bảo hộ này bằng việc điều khiển nhiệt độ, độ ẩm và lượng tiết mồ hôi, tất cả nhằm cung cấp những điều kiện kiểm tra thực tế nhất.
5. Người dùng sử dụng điện từ não để lướt web
Bằng việc áp dụng công nghệ nano để chế tạo các con chip nhỏ gọn, tiêu thụ ít năng lượng, các chuyên gia hi vọng sẽ có thể tạo ra hệ thống máy tính hoạt động hiệu quả mà siêu “nhỏ”.
Những nhà nghiên cứu của Intel cũng dự đoán rằng, trước năm 2020, bạn sẽ không cần bàn phím hay chuột để điều khiển máy tính nữa. Thay vào đó, người dùng sẽ sử dụng tín hiệu điện từ của não để mở tài liệu hay lướt web.
6. Công nghệ ghi lại giấc mơ
Các nhà sáng lập mới đây đưa ra ý tưởng về chương trình trải nghiệm Scanner Cinema - cho phép mọi người xem một bộ phim theo những cách khác nhau. Người xem được đeo một bộ ống nghe cảm biến sinh học có thể đọc được tín hiệu điện từ của não.
Bộ ống nghe này sau đó sẽ chỉnh sửa những hình ảnh mà một người xem được tùy theo tiềm thức của họ. Bằng cách này, các đoạn kể chuyện có thể được hình thành và điều khiển bởi mức độ tập trung của người xem.
Trưởng dự án cho biết: “Khán giả có thể diễn đạt cảm xúc của họ vào bộ phim họ đang xem. Mục đích của dự án nhằm giúp mọi người có thể nhìn thấy và nghe được giấc mơ của họ. Trong 10 - 15 năm tới, nghiên cứu này có thể giúp chúng ta có thể ghi lại toàn bộ giấc mơ của mình”.