pnvnonline@phunuvietnam.vn
6 thực phẩm người bị bệnh gút phải tránh xa
Gút là một bệnh do rối loạn chuyển hoá purin hoặc giảm đào thải acid uric. Nếu như trước đây, bệnh gút chỉ được coi là một căn bệnh ở phương Tây và được mệnh danh là "bệnh của nhà giàu" thì những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi trong chế độ ăn uống khiến bệnh gút ngày càng phổ biến.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh gút là axit uric máu (nam > 420mol/L, nữ > 360mol/L); viêm đơn khớp cấp tính tái phát và các tế bào bạch cầu trong dịch khớp có chứa tinh thể natri urat; tinh thể urat lắng đọng chủ yếu ở trong và quanh khớp. Đôi khi gây biến dạng hoặc tàn phế, tổn thương nhu mô thận do gút ảnh hưởng đến cầu thận, ống thận, kẽ thận, sỏi đường. Các biểu hiện trên có thể xuất hiện tuỳ vào cơ địa mỗi người.
Triệu chứng của bệnh gút
Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp. Bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đâm. Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau.
- Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
- Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian đó. Cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
- Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
- Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không cử động khớp bình thường.
Tuỳ vào mức độ bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau. Một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp vài tháng một lần. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn.
Nồng độ acid uirc cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm như: Sỏi thận, giảm độ lọc của cầu thận, thoái hoá khớp, ung thư tiền liệt, trầm cảm,…
6 thực phẩm không phù hợp với người bệnh gút
Bệnh gút thường khởi phát cấp tính khi uống nhiều rượu, ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều thịt trong một bữa. Các triệu chứng điển hình đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột. Thông thường, đợt tấn công đầu tiên là vào ban đêm. 85 – 90% là tổn thương khớp, vị trí xâm lấn phổ biến nhất là khớp cổ chân đầu tiên.
Trong vòng vài giờ, các khớp bị ảnh hưởng trở nên nóng, đỏ sẫm, sưng tấy, đau như dao cắt. Đỉnh điểm của cơn đau là khoảng 24 – 28 giờ và thời gian kéo dài có thể từ vài giờ đến vài ngày.
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh gút không nên ăn.
1. Nội tạng và cá
Viêm khớp gút, dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính, người bệnh cần chú ý kiểm soát lâu dài các thực phẩm có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, cá mòi, cá cơm, cá nhỏ khô, sò, nghêu, cá thu, tôm,…
Hàm lượng purin trong 100g cá nhỏ khô là 1636,9mg; cá mòi là 295mg, hàu là 239mg. Đây đều là những thực phẩm bệnh nhân gút không nên ăn nhiều hoặc tránh xa.
2. Thực phẩm giàu đường fructose
Bệnh nhân gút ăn trái cây ít ngọt, đặc biệt là trái cây có hàm lượng đường fructoza cao. Vì hàm lượng đường fructoza trong máu tăng cao sẽ dẫn đến hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu tăng nhanh, từ đó gây ra cơn đau gút cấp.
3. Gia vị
Các loại gia vị thực phẩm như dầu hào, nước bào ngư, sốt hải sản, sốt nấm, nước cốt gà đậm đặc có hàm lượng purin cao khiến axit uric trong máu tăng nhanh.
4. Cà phê, trà đặc
Các loại đồ uống như trà đặc, cà phê tuy không làm tăng hàm lượng purin nhưng có thể kích thích thần kinh tự động. Từ đó khiến bệnh gút nặng thêm, có thể gây ra các cơn đau gút cấp.
5. Bia
Chúng ta đều biết bệnh nhân gút không được uống bia. Bởi trong bia có chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Tác động của rượu đối với bệnh nhân gút rất lớn, làm tăng đào thải axit uric và tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Uống nhiều rượu khi đang đói thường là nguyên nhân gây ra các cơn gút cấp.
6. Một số loại rau, hạt
Không nên đánh giá thấp hàm lượng purin của rau bina, nấm, hạt thực vật, trái cây sấy khô. Đậu nành chứa đến 165,5mg purin trên 100g. Đây là những loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, cần được kiểm soát lượng ăn vào.