pnvnonline@phunuvietnam.vn
7 tác dụng của lá lốt và những điều cần biết về loài cây này
Lá lốt (Piper sarmentosum, còn có tên gọi khác là Wild pepper/betel hoặc Kaduk) là loại cây thân thảo đa niên thuộc họ Hồ tiêu. Cây được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Phương pháp trồng chủ yếu là giâm cành tại những nơi có nhiều độ ẩm, gần nguồn nước. Cây dẻo dai, sống bền bỉ nên rất thuận tiện cho việc thu hái quanh năm.
Khi ra lá, lá lốt mọc so le, hình trái tim và sở hữu mùi thơm đặc sắc. Lá có vị nồng, hơi cay, tính ấm và thường được sử dụng làm gia vị hoặc thuốc. Bên cạnh lá, cành, rễ và thân của cây lá lốt cũng đều có tác dụng chữa bệnh.
1. Thành phần dinh dưỡng
Trong 100g lá lốt có chứa:
Calo | 85 |
|
Chất béo | 1g | 1% |
Chất bột đường | 6g | 12% |
Chất xơ | 2g | 1% |
Chất đạm | 3g | 1% |
Vitamin A |
| 0% |
Vitamin C |
| 0% |
Canxi | 230mg |
|
Sắt | 11mg |
|
2. Tác dụng của lá lốt đối với sức khỏe con người
2.1. Tăng cường sinh lý cho nam giới
Với khả năng kháng viêm, giảm đau và kích thích hệ tuần hoàn, lá lốt là một trong những dược liệu được tin dùng hàng đầu cho việc hỗ trợ chữa trị chứng yếu sinh lý ở nam giới.
Các hợp chất alcaloid, benzyl axetat, beta-caryophylen,… có trong lá lốt có tác dụng làm sạch và ngăn chặn nhiễm trùng ở hệ tiết niệu và sinh dục của phái mạnh. Bổ sung lá lốt vào bữa ăn hàng ngày là một cách hữu hiệu để các quý ông có thể “hồi xuân” và sống lại cảm giác thời trai trẻ.
Đọc thêm:
- Lá đinh lăng có tác dụng gì? Sử dụng lá đinh lăng như nào để đem lại hiệu quả cao nhất?
2.2. Phòng ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một số hợp chất trong tinh dầu và chiết xuất từ lá lốt có tác dụng giảm thiểu khả năng mắc ung thư ở người. Tuy nhiên, mức độ hiệu nghiệm của việc phòng chống ung thư là không đồng đều ở các dạng bệnh khác nhau.
Trong tương lai, các nhà khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu để có thêm những kết quả chính xác và khả quan hơn.
2.3. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Hội chứng chuyển hóa được coi là một trong những vấn đề sức khỏe nổi cộm hiện nay. Hội chứng này có thể gây ra nhiều bệnh như tim mạch hay tiểu đường.
Sử dụng lá lốt và các chiết xuất từ lá lốt trong thời gian dài đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho sức khỏe như giảm mỡ nội tạng (và cân nặng), cân bằng lượng đường trong máu và nước tiểu, hạ huyết áp, … Một khi đã kiểm soát được các chỉ số về huyết áp, đường huyết, lượng cholesterol xấu, …; bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải các bệnh liên quan tới hội chứng chuyển hóa trong tương lai.
2.4. Nâng cao sức khỏe răng miệng và xương khớp
Với khả năng kháng viêm vượt trội và hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lá lốt được coi là phương thuốc hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp và răng lợi. Khi sử dụng cùng với các vị thuốc khác tự nhiên khác, các hợp chất kháng viêm như beta-caryophylen, alcaloid, benzyl axetat, flavonoid, … sẽ đẩy lùi các triệu chứng đau nhức âm ỉ và phòng ngừa các cơn đau tái phát.
2.5. Chữa viêm xoang
Trong y học cổ truyền, lá lốt được biết tới với công dụng chữa viêm xoang và các chứng bệnh về đường hô hấp. Phần tinh dầu và chiết xuất lá lốt có khả năng làm sạch và sát trùng dịch nhầy trong mũi, đồng thời giữ cho đường hô hấp luôn thông thoáng và không bị tắc nghẽn.
Để chữa trị viêm xoang, bạn có thể uống nước sắc hoặc xông lá lốt. Sử dụng những phương thuốc tự nhiên như lá lốt cũng giúp giảm thiểu những tác dụng phụ phát sinh từ việc lạm dụng thuốc tây.
2.6. Giảm đau
Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra rằng lá lốt có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau vượt trội. Đặc biệt, khi sử dụng cùng các vị thuốc tự nhiên khác như rễ bưởi bung, lá xương sông, rễ cỏ xước, …; lá lốt đặc biệt hữu hiệu trong việc phòng ngừa các cơn đau bụng, đau ngực hay đau đầu.
Để phục vụ cho mục đích này, bạn có thể sắc nước lá lốt hoặc pha nước ngâm chân tay khi cần.
2.7. Đẩy lùi các chứng bệnh về đường tiêu hóa
Lá lốt còn là một phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu. Theo y học dân gian, những vấn đề tiêu hóa thường phát sinh khi ăn các loại thực phẩm có tính hàn, hoặc do các loại vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa gây nên.
Với tính ấm và hàm lượng chất kháng khuẩn cao, lá lốt có tác dụng trung hòa và ức chế vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa. Ngay cả khi gặp phải các bệnh liên quan tới đường ruột, việc sử dụng lá lốt để bổ sung cho pháp đồ điều trị cũng đem lại nhiều tín hiệu sức khỏe tích cực.
3. Một số lưu ý khác về tác dụng phụ và đối tượng sử dụng lá lốt
3.1. Tác dụng phụ của lá lốt
Nhìn chung, lá lốt trồng tự nhiên tương đối an toàn đối với mọi đối tượng sử dụng. Liều lượng lá lốt được các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên dùng nằm ở mức 50-100g/ngày. Các trường hợp sử dụng lá lốt thường xuyên hoặc quá liều lượng trên có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:
Lá lốt có tính ấm, nên việc sử dụng lá lốt một cách không khoa học có thể dẫn đến hiện tượng nóng trong người. Các triệu chứng nhẹ có thể gặp phải là khô miệng lưỡi, thường xuyên khát nước, sưng lợi. Trong trường hợp nặng hơn, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa.
Thành phần của lá lốt có chứa một số chất gây kích ứng da ở các đối tượng sử dụng có cơ địa không phù hợp. Tuy nhiên, hiện tượng dị ứng với lá lốt là cực kì hiếm gặp và có nguy cơ xảy ra tương đối thấp.
3.2. Các đối tượng không nên sử dụng lá lốt
Với những tác dụng phụ trên, những nhóm đối tượng sau không nên sử dụng, hoặc cần phải đặc biệt chú ý đến liều lượng sử dụng lá lốt của bản thân:
Những bệnh nhân bị nhiệt trong cơ thể, hoặc mắc các chứng bệnh như đau dạ dày, táo bón, nhiệt miệng nên kiêng ăn lá lốt và các đồ ăn có tính nóng khác để đảm bảo sức khỏe.
Những người có cơ địa yếu, thường xuyên bị dị ứng nên đặc biệt lưu ý đến liều lượng sử dụng lá lốt của mình. Trong y học cổ truyền, lá lốt cũng được sử dụng để chữa dị ứng; nhưng tốt nhất vẫn nên bắt đầu với một lượng nhỏ trước để đảm bảo an toàn.
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai và cho con bú, bệnh nhân sắp hoặc đang trong quá trình phẫu thuật hoặc điều trị bệnh, …; việc sử dụng lá lốt dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Cách sử dụng lá lốt trong cuộc sống thường ngày
Tại Việt Nam, lá lốt thường được sử dụng để ăn sống như các loại rau thơm khác. Bên cạnh đó, loại lá này cũng là thành phần của nhiều món ăn cổ truyền như chả nướng lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, … Trong các bữa ăn hiện đại, lá lốt còn được bổ sung vào các món trứng rán, lươn, ếch, chả cá, … làm gia vị.
Nếu có ý định sử dụng lá lốt làm thuốc, nên cắt nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy khô lá sau khi thu hoạch. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng lá lốt cùng với các loại thảo dược tự nhiên khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Bên cạnh nấu ăn, sắc nước uống hoặc nấu nước để ngâm chân tay là những cách sử dụng lá lốt thông dụng nhất. Ngoài ra, bạn có thể giã lá lốt tươi để ngậm hay đắp lên da như nhiều bài thuốc trong y học cổ truyền.
Với nhiều công dụng trong điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe, lá lốt là loại thực phẩm xứng đáng có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và có khoa học để phát huy tối đa được các tác dụng của lá lốt. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo thông tin trong bài viết này cùng chỉ dẫn của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.