Theo Sở Y tế Cao Bằng, từ ngày 19/4/2016 đến nay, tại xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) có 7 trường hợp trẻ em dưới 6 tháng tuổi tử vong, nghi do viêm não cấp. Hiện vẫn còn 12 trường hợp đang được điều trị tại khoa Nhi, BV Đa khoa huyện Bảo Lâm với các triệu chứng sốt, ho, viêm đường hô hấp.
Ngay sau đó, Sở đã báo cáo tới Cục Y tế dự phòng để tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý ngăn ngừa dịch bệnh.
Ngay sau đó, Sở đã báo cáo tới Cục Y tế dự phòng để tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý ngăn ngừa dịch bệnh.
Bác sĩ chăm sóc cho trẻ em tại huyện Bảo Lâm nghi bị viêm não cấp |
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác gồm Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ và BV Nhi TƯ đến địa phương để hỗ trợ điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát và xử lý ổ dịch.
Ngày 27/5, Cục Y tế dự phòng đã có công văn khẩn, đề nghị sở Y tế Cao Bằng tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc viêm não cấp các ổ dịch phát sinh, khoanh vùng và xử lý triệt để; phối hợp với các cơ quan TƯ để xác minh nguyên nhân gây dịch; tích cực điều trị các trường hợp nghi viêm não cấp đang được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn, nhằm hạn chế trường hợp tử vong, đồng thời của cán bộ hỗ trợ cho các bệnh viện; tăng cường công tác tuyên tuyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, nếu nghi ngờ trường hợp nhiễm bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế; thực hiện rà soát, củng cố công tác tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ trong độ tuổi; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất và phương tiện hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Theo các chuyên gia, bệnh viêm não cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở mô não. Bệnh có thể lây truyền qua muỗi đốt, qua đường hô hấp, hoặc qua đường tiêu hóa (do virus đường ruột) hoặc virus gây bệnh viêm não. Bệnh thường khởi phát cấp tính diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng khá cao, thường gặp ở trẻ em (khoảng 90%). Bệnh viêm não cấp gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương, nhưng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.
Trẻ bị viêm não cấp thường khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn; đôi khi có thể kèm theo ho, tiêu chảy. Sau 1 - 2 ngày xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh, nếu không được xử lý kịp thời. Đã có một số trường hợp tử vong trong vòng 6 giờ kể từ khi nhập viện.
Hiện chưa có vaccine phòng được viêm não cấp. Vì vậy, để phòng bệnh, người dân cần chủ động diệt muỗi, ngủ màn, bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh, phụ huynh phải giữ ấm cho bé, uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng và đưa đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời.
PNVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về nguyên nhân và công tác xử lý ổ dịch (nếu có) đến bạn đọc.
Ngày 27/5, Cục Y tế dự phòng đã có công văn khẩn, đề nghị sở Y tế Cao Bằng tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc viêm não cấp các ổ dịch phát sinh, khoanh vùng và xử lý triệt để; phối hợp với các cơ quan TƯ để xác minh nguyên nhân gây dịch; tích cực điều trị các trường hợp nghi viêm não cấp đang được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn, nhằm hạn chế trường hợp tử vong, đồng thời của cán bộ hỗ trợ cho các bệnh viện; tăng cường công tác tuyên tuyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, nếu nghi ngờ trường hợp nhiễm bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế; thực hiện rà soát, củng cố công tác tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ trong độ tuổi; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất và phương tiện hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Viêm não cấp có thể lây truyền qua muỗi đốt |
Trẻ bị viêm não cấp thường khởi bệnh đột ngột với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn; đôi khi có thể kèm theo ho, tiêu chảy. Sau 1 - 2 ngày xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh, nếu không được xử lý kịp thời. Đã có một số trường hợp tử vong trong vòng 6 giờ kể từ khi nhập viện.
Hiện chưa có vaccine phòng được viêm não cấp. Vì vậy, để phòng bệnh, người dân cần chủ động diệt muỗi, ngủ màn, bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh, phụ huynh phải giữ ấm cho bé, uống nhiều nước, đảm bảo dinh dưỡng và đưa đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời.
PNVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về nguyên nhân và công tác xử lý ổ dịch (nếu có) đến bạn đọc.