8 thói quen 'xài dế' ẩu khiến tài khoản ‘bốc hơi’

29/08/2016 - 09:24
Phương thức chuyển, rút hay thanh toán tiền ngay trên điện thoại di động đang ngày càng trở nên phổ biến, để tránh tai họa ngầm trong việc giữ an toàn tài khoản, người dùng cần bỏ 8 thói quen xấu dưới đây.
tai-khoan-di-dong-2.jpg
  1. Không cài mật khẩu

Nhiều người không cài đặt mật khẩu cho điện thoại vì muốn nhanh chóng, tiện lợi khi sử dụng. Nhưng thử tưởng tượng xem, nếu điện thoại rơi vào tay những kẻ có ý đồ làm thiệt hại tài khoản của bạn thì đây chính là điều kiện thuận lợi để họ thực hiện mục tiêu của mình. Đặt mật khẩu cho điện thoại vừa là cách bảo vệ đời tư cá nhân của bạn, vừa giúp bạn tránh rủi ro cho tài khoản của mình.

  1. Dùng trình duyệt di động để mua sắm online

Hầu hết các trình duyệt web trên di động ẩn chứa nguy cơ bảo mật, có thể bị lợi dụng để đánh cắp thông tin. Một trong những lý do khiến trình duyệt web di động dễ bị hacker lợi dụng dẫn đến các trang web lừa đảo và mạo danh để đánh cắp thông tin quan trọng của người dùng là thiếu đi biểu tượng thông báo và xác nhận tính hợp pháp của trang web. Những ai thường xuyên có thói quen truy cập các tài khoản quan trọng như tài khoản ngân hàng, tài khoản mua sắm trực tuyến… từ trình duyệt web trên di động thì nên quan sát kỹ, đảm bảo mình truy cập đúng trang web để tránh bị kẻ xấu lợi dụng và đánh cắp thông tin, nhất là khi quá trình bảo mật thanh toán được đơn giản hóa, dễ dàng mang đến rủi ro.

  1. Không tắt hoàn toàn các tiến trình ứng dụng

Nhiều ứng dụng trên điện thoại di động chạy ở chế độ nền, bạn cho rằng mình đã tắt chúng rồi nhưng thực chất những tiến trình này vẫn đang chạy ngầm trong điện thoại. Người khác cầm điện thoại của bạn có thể thấy được các tiến trình này trong mục quản lý ứng dụng trên máy, truy cập vào ứng dụng mà không cần xác minh. Đối với các ứng dụng tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng nhạy cảm khác, nếu không được thoát hoàn toàn sẽ gây phiền toái lớn khi điện thoại của bạn bị thất lạc.

  1. Tùy ý dùng wifi ‘chùa’

Kết nối wifi không có bảo mật tuy dễ dàng, nhưng cũng dễ có khả năng mất tiền. Các phần tử bất hảo thường lợi dụng điểm phát wifi miễn phí ở nơi công cộng để ăn cắp các thông tin cá nhân quan trọng như tài khoản thanh toán di động, mật khẩu... Do đó bạn không nên đăng nhập các thông tin quan trọng khi đang kết nối wifi miễn phí. Trong trường hợp bất khả kháng bạn nên sử dụng kết nối mạng riêng ảo VPN, cài phần mềm diệt virus và bật tường lửa để được bảo vệ toàn diện.

tai-khoan-di-dong-1.jpg
  1. Bật Bluetooth trong thời gian dài

Bluetooth cũng có thể khiến điện thoại thông minh nhiễm virus. Kẻ xấu sẽ thông qua phần mềm gián điệp để lấy thông tin trong danh bạ, tin nhắn, dữ liệu, thậm chí có thể thay đổi cài đặt trong điện thoại và dùng chính số điện thoại của bạn để quay số. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn dữ liệu trên điện thoại di động là bạn vô hiệu hóa Bluetooth khi không cần sử dụng tới.

  1. Đổi điện thoại không xóa sạch thông tin

Nhiều người thay điện thoại mới chưa xóa hết thông tin và dữ liệu trên điện thoại cũ đã đem cho hoặc bán, như vậy không khác nào “vẽ đường cho hươu chạy” khi điện thoại cũ nằm trong tay người khác.

  1. Thấy đường link là kích vào

Đường link chứa virus được gửi đến trong tin nhắn điện thoại xuất hiện vô cùng nhiều, kẻ xấu thông qua SMS dụ bạn cài đặt phần mềm Trojan (một phần mềm cài đặt trái phép vào máy với mục đích đánh cắp thông tin) hoặc truy cập vào trang web lừa đảo để lấy các thông tin về bảo mật, tình hình tài chính... của bạn. Đối với các tin nhắn yêu cầu kích vào liên kết để trúng thưởng, xem album, xem vấn đề bảo mật xảy ra vấn đề gì..., bạn không nên tò mò tùy tiện kích vào.

  1. Lưu trữ quá nhiều thông tin cá nhân/nhạy cảm
So với việc không cài đặt mật khẩu cho điện thoại, việc lưu trữ quá nhiều thông tin cá nhân trong máy cũng nguy hiểm không kém khi điện thoại rơi vào tay người khác. Bạn nên đảm bảo các thông tin quan trọng của mình được giữ ở nơi an toàn, không nên mang theo tất cả thông tin đó đi khắp nơi cùng với chiếc điện thoại.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm