9 bệnh lý gây biến chứng mờ mắt phổ biến nhất

Mai Nhung
06/02/2021 - 08:30
9 bệnh lý gây biến chứng mờ mắt phổ biến nhất
Mờ mắt có thể chỉ là tình trạng tạm thời khi mắt phải làm việc quá căng thẳng. Nhưng đôi khi nó có thể là một triệu chứng đáng báo động. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh lý gây biến chứng mờ mắt để nhanh chóng khắc phục nó.

1. Chấn thương đầu

Não vào mắt có mối quan hệ rất chặt chẽ. Đây là lý do phần lớn những người bị chấn thương sọ não cũng sẽ phát sinh các vấn đề về thị lực. Chấn thương đầu là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt mà đôi khi phải mất một khoảng thời gian để phát hiện ra vấn đề. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó đọc sách, chữ bị mờ. Cũng có thể gặp phải hiện tượng mờ không liên tục.

Mờ mắt có thể hết sau khi não hết sưng và viêm. Nhưng cũng có đôi khi cần can thiệp điều trị. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra thị lực sau chấn thương sọ não để đảm bảo mắt và não hoạt động bình thường và tránh bị suy giảm thị lực vĩnh viễn.

2. Chấn thương mắt

Mắt có thể bị mờ do các chấn thương như: mắt bị va đập mạnh, mắt bị trầy xước do dị vật. Tình trạng mờ mắt này có thể hết sau khi các chấn thương được khắc phục. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến thị lực. Đặc biệt là các chấn thương gây xuất huyết và tụ máu ở mắt cần được điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa khả năng mất thị lực vĩnh viễn.

Chú ý mắt bạn có thể bị xuất huyết và tụ máu ngay cả khi không bị chấn thương. Đó là các bệnh lý gây biến chứng mờ mắt như bệnh máu khó đông hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm. Vì vậy, hãy chú ý quan sát mắt thật kỹ hàng ngày để sớm phát hiện ra các điểm bất thường.

9 bệnh lý gây biến chứng mờ mắt phổ biến nhất - Ảnh 1.

Các chấn thương làm xuất huyết ở mắt là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt thường gặp. (Ảnh Internnet)

3. Chứng đau nửa đầu

Như đã nói ở trên, mắt và não có liên quan rất chặt chẽ. Vì vậy, chứng đau nửa đầu cũng là 1 bệnh lý gây biến chứng mờ mắt thường gặp. Nhìn mờ hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh tầm nhìn là những dấu hiệu phổ biến của chứng đau nửa đầu. Triệu chứng đi kèm thường là mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng. Các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi cơn đau nửa đầu biến mất.

Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu và tình trạng mờ mắt vẫn tiếp diễn sau khi hết đau đầu, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

4. Mòn giác mạc

Giác mạc bị mòn và trầy xước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thị lực. Và tình trạng này thường xảy ra do tác động từ kính áp tròng, chấn thương mắt, dị vật xâm nhập vào mắt,... Khi bị chấn thương dạng này, bệnh nhân có thể bị đau dữ dội, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi có cảm giác mắt không mở được.

Nếu trầy xước giác mạc chỉ do vấn đề nhỏ. Chẳng hạn như bụi hoặc lông mi bị rụng. Bạn có thể khắc phục bằng cách rửa trôi dị vật bằng nước sạch. Và đợi 1 khoảng thời gian ngắn cho mắt hồi phục. Tuy nhiên, chấn thương nghiêm trọng, các triệu chứng không giảm bớt thì cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

5. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể xảy ra khi protein tích tụ trên võng mạc. Các triệu chứng bắt đầu với tầm nhìn hơi mờ, tuy nhiên, theo thời gian, tầm nhìn bị vẩn đục đến mức làm giảm thị lực đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa.

Ngoài nhìn mờ, các triệu chứng ban đầu bao gồm nhạy cảm với ánh sáng và không thể nhìn thấy màu sáng. Đục thủy tinh thể là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt có thể được điều trị bằng đeo kính hai tròng hoặc phẫu thuật. Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể bằng cách đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím có hại của mặt trời.

Cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tìm hiểu thêm: Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu.

9 bệnh lý gây biến chứng mờ mắt phổ biến nhất - Ảnh 2.

Đục thủy tinh thể là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến mù lòa. (Ảnh Internet)

6. Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt thường gặp ở người già

Điểm vàng là phần trung tâm của võng mạc. Thoái hóa khiến các mạch máu ở mắt phát triển bất thường hoặc xuất hiện các mảng kết tụ màu vàng dưới võng mạc. Tình trạng này liên quan đến tuổi tác và phổ biến nhất ở những người trên 60 tuổi. Nó có nhiều khả năng xảy ra ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này, huyết áp cao hoặc béo phì hoặc có màu mắt nhạt.

Thoái hóa điểm vàng không gây giảm thị lực. Nhưng nó là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt vào ban đêm, trong điều kiện thiếu ánh sáng. Bệnh có thể được phát hiện trong các cuộc kiểm tra mắt định kỳ. Vì vậy, hãy ưu tiên đến bác sĩ nhãn khoa hàng năm, đặc biệt nếu bạn 60 tuổi trở lên.

7. Bong võng mạc

Là tình trạng võng mạc tách ra khỏi vị trí bình thường của nó. Ngoài việc là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt. Nó còn khiến mắt bị giảm thị lực ngoại vi, nhấp nháy ánh sáng và bóng trên tầm nhìn. Có nhiều nguyên nhân khiến võng mạc bị bong ra: chấn thương, phẫu thuật đục thủy tinh thể, cận thị nặng, viêm màng bồ đào , bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh tiểu đường.

Đây là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt cần điều trị khẩn cấp. Mặc dù võng mạc có thể được điều chỉnh lại về vị trí ban đầu. Nhưng càng để lâu thì khả năng khắc phục càng khó, nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn càng cao.

Đọc thêm bài viết: Bong võng mạc là gì? Tổng hợp chung về căn bệnh bong võng mạc không phải ai cũng biết.

8. Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng võng mạc. Trên thực tế, nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát, nó có thể gây tổn thương các mạch máu của võng mạc, đây là một tình trạng được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường .

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với các vấn đề về thị lực liên quan đến bệnh tiểu đường là một khi các triệu chứng xuất hiện, rất nhiều tổn thương đã diễn ra và khó khắc phục. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh tiểu đường càng cẩn trọng càng tốt.

9. Đột quỵ

Đột quỵ là kết quả của việc giảm lưu lượng máu lên não. Nếu các tế bào não bị thiếu oxy, chúng bắt đầu chết và các chức năng cơ thể do những tế bào đó kiểm soát sẽ bị ảnh hưởng. Đây là lý do tại sao một số người mất kiểm soát cơ ở một phần cơ thể hoặc bị mờ mắt.

Đột quỵ là bệnh lý gây biến chứng mờ mắt xảy ra rất nhanh và bất ngờ. Để ngăn ngừa thiệt hại nhiều nhất có thể, điều cần thiết là nhận biết các triệu chứng. Do vậy hãy chú ý đến các biểu hiện như yếu cơ mặt, yếu các chi, nói ngọng, khó đi lại, lú lẫn và đau đầu.

Nguồn tham khảo: https://www.offeringhope.org/blurry-vision


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm