Những loại quả này rất ngon và được ưu chuộng nhưng nhiều người không biết hạt của chúng là thuốc độc nguy hiểm.
Quả anh đào (còn gọi cherry) được nhiều người yêu thích và sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, sản xuất rượu hoặc ăn sống. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt anh đào có chứa hợp chất hydrogen cyanide độc tố cao. Chúng ta tuyệt đối không được nuốt hoặc nhai hạt của chúng.Khi ăn ớt, thường là người ăn không nhai nát hạt nên khi đi vào đường tiêu hóa, hạt này không thể tiêu hóa được gây đau dạ dày, khó tiêu. Chất cay trong hạt ớt nhiều hơn ở thịt và vỏ trái ớt, khi hạt ớt vào ruột dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày, gây nóng hoặc bỏng tại vị trí đó, ăn hạt ớt nhiều dễ bị nóng, nổi mụn nhọt.Theo Business insider, hạt của táo và lê có khả năng chuyển thành chất độc xyanua khi bị nghiền nát. Mỗi cân hạt táo/lê chứa khoảng 700 miligram hydrogen cyanide. Nếu ăn liên tục 25 lõi táo hoặc lê, có thể tử vong do ngộ độc xyanua.Món cà pháo muối chua là món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong trái cà có chứa nhiều solanin, rất dễ dẫn tới ngộ độc. Ngoài ra hạt cà pháo có vỏ khá cứng, khi ăn vào khó tiêu hóa. Ngoài ra, hạt cà có lông nhỏ, có thể gây ho.Ăn nhiều hạt ổi dễ bị đau dạ dày vì hạt ổi cứng và có thể gây trướng bụng do không tiêu hóa được, thậm chí gây táo bón.Hạnh nhân đắng thường chứa một lượng hydrogen cyanide tương đối lớn. Theo các chuyên gia sức khỏe, thậm chí chỉ ăn 7-10 hạt hạnh nhân đắng có thể gây ra vấn đề cho người lớn, và có thể gây tử vong cho trẻ em.Hạt dưa có chứa nhiều cucurbitin (chất lợi tiểu). Nếu ăn với lượng vừa phải, chất này có thể tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn với lượng lớn, cơ thể sẽ bị mất nước, cản trở cân bằng điện phân do phải giải phóng một lượng nước quá nhiều. Ngoài ra, khi ăn nhiều ruột dưa leo, cũng gây cảm giác khó tiêu, sình bụng.Hạt na rất độc, có thể đầu độc qua đường uống. Bạn cũng tránh để dung dịch có hạt na bắn vào mắt. Tuy nhiên, khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt phát huy tác dụng.