pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ai ngủ trưa cũng tốt nhưng riêng 3 người này nên hạn chế
Giấc ngủ ngon là một trong những nền tảng để đảm bảo sức khỏe, nó chiếm 1/3 cuộc đời mỗi người, chất lượng giấc ngủ liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, là biểu hiện trực quan nhất. Nghiên cứu cho thấy rằng những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giờ đây đã dần biến thành một cách để con người tự bảo vệ cơ thể và trở thành một phần của chu kỳ ngủ tự nhiên.
Nhiều người cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn trưa, việc chợp mắt nửa tiếng khiến cho họ cảm thấy tràn đầy năng lượng để tiếp tục công việc buổi chiều. Nhưng thói quen và phương pháp ngủ trưa không đúng cũng có thể mang đến những tác hại không ngờ cho cơ thể chúng ta.
Ngủ trưa thường xuyên rất tốt cho tuổi thọ, đặc biệt chức năng miễn dịch của những người trung niên và cao tuổi. (Ảnh minh họa)
Mối quan hệ giữa giấc ngủ trưa và tuổi thọ
Giấc ngủ trưa giống như một cây xăng, giúp cơ thể nạp năng lượng. Trong xã hội hiện đại, áp lực cạnh tranh và nhịp sống gấp gáp, thứ mà con người hiện đại thiếu nhất chính là giấc ngủ.
Các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra rằng trạng thái hoàn toàn tỉnh táo của một người chỉ có thể kéo dài khoảng 4 giờ. Điều này cho thấy “đồng hồ sinh học” trong cơ thể có yêu cầu về giấc ngủ ngắn này.
Theo nghiên cứu mới nhất về tuổi thọ ở Mỹ, người ta thấy rằng người già trên 60 tuổi ngủ 5,5-7 tiếng mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe của họ. Một trong những bí quyết sống thọ là ngủ trưa. Ngủ trưa thường xuyên rất tốt cho tuổi thọ, đặc biệt chức năng miễn dịch của những người trung niên và cao tuổi có thói quen ngủ trưa mạnh hơn những người không ngủ trưa.
3 kiểu người nên hạn chế ngủ trưa
1. Người mất ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm
Không ngủ được vào ban đêm, ban ngày ngủ bù và sau đó lại tiếp tục mất ngủ về đêm,... đó là một vòng luẩn quẩn! Những người bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ nếu họ ngủ trưa. Vì vậy, ngay cả khi những người như vậy buồn ngủ vào ban ngày, họ cũng phải nhịn, không nên cố gắng bù lại bằng cách chợp mắt.
2. Bệnh nhân huyết áp thấp nên ngủ vừa phải
Ngủ trưa có tác dụng nhất định đối với việc giảm huyết áp. Trong thời gian ngủ trưa, huyết áp sẽ hạ xuống tương đối, đối với người huyết áp thấp sẽ khiến tình trạng khó thở nặng hơn. Do đó, bệnh nhân huyết áp thấp phải kiểm soát thời gian trong lúc ngủ trưa, tốt nhất là nửa tiếng đồng hồ đồng thời chú ý nhiệt độ trong phòng không quá cao hay quá thấp.
Người huyết áp thấp cần chú ý tới thời lượng ngủ trưa không nên quá dài. (Ảnh minh họa)
3. Người béo phì
Nhiều người có thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn xong. Ngủ trưa sau bữa ăn dễ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì, bạn có thể thay đổi thời gian ngủ trưa thành 20-30 phút trước bữa trưa. Do đó, đừng ngủ một giấc sau khi ăn trưa, bạn có thể đợi thức ăn tiêu hóa hết, thậm chí đứng vận động rồi mới đi ngủ trưa.
Tựu chung lại, đối với sinh viên và nhân viên văn phòng, ngủ trưa rất tốt để cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ và xoa dịu cảm xúc, nhưng cũng cần chú ý đến quá trình ngủ trưa, nắm vững thời gian và phương pháp, tránh những những thói quen xấu được đề cập ở trên.
Đối với người trung niên và cao tuổi, nên chia giấc ngủ trưa theo tình hình, kiểm soát thời gian ngủ trưa, không nên để bao lâu cũng được mà hãy hình thành thói quen ngủ trưa đúng cách, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
3 hiểu lầm về giấc ngủ trưa có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm
1. Thời gian và thời lượng của giấc ngủ trưa quá dài
Trong tình trạng làm việc liên tục trong thời gian dài, chợp mắt là cách bổ sung năng lượng nhanh chóng và tiện lợi nhất. Nhưng ngủ quá lâu cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực. Nếu thời gian quá lâu sẽ dễ đi vào giấc ngủ sâu, sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy chóng mặt, toàn thân suy nhược làm giảm hiệu quả công việc.
Thời gian nghỉ trưa tốt nhất là khoảng 1 giờ, thời gian quá dài hoặc quá ngắn đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
2. Đi ngủ ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, nhu động đường tiêu hóa sẽ tăng tốc, máu trong cơ thể dồn về hệ tiêu hóa làm giảm lượng oxy cung cấp lên não và dễ gây buồn ngủ.
Nếu bạn ngủ thiếp đi ngay sau bữa ăn sẽ khiến chức năng trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, gây khó tiêu cho dạ dày, dẫn đến tích tụ thức ăn. Tốt nhất nên ăn xong khoảng 15-30 phút hãy nghỉ ngơi.
3. Không chú ý tới môi trường ngủ
Khi thời tiết nóng, nhiều người thích ngủ với quạt hoặc điều hòa thổi trực tiếp vào mặt nhưng điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm lạnh toàn thân, gây cảm lạnh. Trong một vài trường hợp, nó còn có thể gây liệt mặt.
Một môi trường ngủ thoải mái, không quá nóng hay quá lạnh sẽ giúp bạn có giấc ngủ trưa ngon hơn.