"Aladdin và cây đèn thần" có nguồn gốc Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập?

Thơm Hương
23/12/2020 - 18:00
"Aladdin và cây đèn thần" có nguồn gốc Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập?
Rất có thể, do Aladdin được Disney lãng mạn hóa qua phim hoạt hình từ những năm 90s nên đã khiến cả thế giới hiểu lầm một chút.

Nhiều người cho rằng, truyện cổ tích Aladdin và cây đèn thần có nguồn gốc từ Ả-Rập vì bối cảnh cũng nằm ở chính khu vực này. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.

Trên thực tế, nguyên tác của Aladdin và cây đèn thần lại đến từ Trung Quốc. Thậm chí, nhiều truyện cổ tích nằm trong tập Nghìn lẻ một đêm cũng đến từ quốc gia tỷ dân, tin được không?

Ít ai biết rằng Aladdin và cây đèn thần có nguyên tác đến từ Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập như chúng ta vẫn đinh ninh - Ảnh 1.

Truyện cổ tích cũng như phim hoạt hình Aladdin và cây đèn thần đã trở thành món ăn tinh thần của nhiều triệu trẻ em trên thế giới

Hãy chuẩn bị tinh thần để khám phá lại nguồn gốc của Aladdin và cây đèn thần.

Về truyện Aladdin trong Nghìn lẻ một đêm

Mặc dù tên sách là Arabian Nights (hay Nghìn lẻ một đêm) nhưng những câu chuyện trong đó không chỉ đến từ Ả-Rập, mà còn có: Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Ấn Độ và một số vùng Đông Á. Tóm lại, phải khẳng định rằng Nghìn lẻ một đêm là tuyển tập truyện cổ tích dân gian của Trung Đông và Nam Á mới chính xác.

Ít ai biết rằng Aladdin và cây đèn thần có nguyên tác đến từ Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập như chúng ta vẫn đinh ninh - Ảnh 2.

Bản tiếng Pháp của Nghìn lẻ một đêm do Antoine Galland biên dịch vào năm 1712

Vào năm 1712, bản tiếng Ả-Rập của Nghìn lẻ một đêm đã được dịch sang tiếng Pháp bởi học giả Antoine Galland. Trong quá trình biên dịch, Galland đã thêm vài truyện cổ tích được kể bởi một người Syria tên là Hanna Diyab - một trong số đó chính là truyện Aladdin và cây đèn thần.

Cội nguồn mơ hồ của Aladdin và cây đèn thần

Tuy nhiên, cả Dyab lẫn Galland đều không biết nguồn gốc thực sự của Aladdin. Cho đến khi Paulo Lemos Horta, tác giả cuốn sách Marvelous Thief: Secret Autologists of the Arabian Nights được tạp chí TIME dẫn lời:

"Là một người kể chuyện, chúng ta chưa rõ liệu Diyab có tạo ra Aladdin bằng cách kết hợp các tình tiết mà ông nghe được từ người khác hay không. Nó có thể đến từ Aleppo hoặc trên hành trình qua Địa Trung Hải đến Paris..."

Ít ai biết rằng Aladdin và cây đèn thần có nguyên tác đến từ Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập như chúng ta vẫn đinh ninh - Ảnh 3.

Antoine Galland

Sự ảnh hưởng của Aladdin từ khu vực Trung Đông

Một học giả từ Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo của Đại học Cambridge, Arafat A Razzaque đã chỉ ra rằng: Phiên bản tiếng Ả-Rập đầu tiên của Aladdin nói rằng, bối cảnh câu chuyện diễn ra tại một vùng đất kỳ lạ rất giống với Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nghi lễ Hồi giáo cũng như việc cầu nguyện vào buổi tối của các nhân vật trong Aladdin lại khiến người đọc tưởng tượng ra hình ảnh về Trung Đông.

Ít ai biết rằng Aladdin và cây đèn thần có nguyên tác đến từ Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập như chúng ta vẫn đinh ninh - Ảnh 4.

Aladdin và thần đèn: Tranh khắc gỗ minh họa cho phiên bản Nghìn lẻ một đêm từ thế kỷ XIX

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đạo Hồi đã vào Trung Quốc từ khoảng năm 616 TCN. Trên hết, trong suốt Thời đại Victoria thì các nhân vật trong Aladdin lại được miêu tả là người Trung Quốc, bối cảnh cũng đặt tại Trung Quốc.

Nguồn gốc thật sự của Aladdin

Rất có thể, do Aladdin được Disney lãng mạn hóa qua phim hoạt hình từ những năm 90s nên đã khiến cả thế giới có chút hiểu lầm.

Trong bài viết 10 điều bạn chưa biết về Aladdin đăng trên tạp chí Địa lý Quốc gia, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa-lịch sử đã chỉ ra rằng: Trên thực tế, nhân vật Aladdin là một kẻ nông cạn, lười biếng, tham lam và "dễ bị lóa mắt bởi tiền bạc".

Thậm chí, Aladdin rất có thể không phải trẻ mồ côi.

Ít ai biết rằng Aladdin và cây đèn thần có nguyên tác đến từ Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập như chúng ta vẫn đinh ninh - Ảnh 5.

Ít ai biết rằng Aladdin và cây đèn thần có nguyên tác đến từ Trung Quốc chứ không phải Ả-Rập như chúng ta vẫn đinh ninh - Ảnh 6.

Tranh minh họa nhân vật Aladdin trong nguyên tác Trung Quốc được vẽ vào năm 1930

Tham khảo Nat Geo/WOB

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm