Ăn gì tốt cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp

16/03/2017 - 12:32
Mới đây, 20 học sinh tại Nghệ An phải nhập viện điều trị viêm cầu thận cấp, trong đó 2 trường hợp đã tử vong. Để điều trị căn bệnh này mất nhiều thời gian, trong khi đó chế độ ăn uống cũng góp phần giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

Theo PGS Bùi Khắc Hậu (nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp, BV Đại học Y Hà Nội), viêm cầu thận cấp (VCTC) là hội chứng tổn thương viêm các cầu thận của cả 2 thận. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng nhiều nhất từ 5 đến 15 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh VCTC có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhưng thường gặp nhất là VCTC sau nhiễm liên cầu khuẩn, ngoài ra có thể do nhiễm tụ cầu, phế cầu. Bên cạnh đó, VCTC có thể là bệnh thứ phát của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, tổn thương thận do đái tháo đường, viêm mạch nhỏ dạng nút...

nghe-an.jpg
Các bác sĩ khám sàng lọc cho học sinh tại Nghệ An, nơi có 20 học sinh nhập viện vì VCTC

Cũng theo PGS Hậu, nếu phát hiện và điều trị sớm VCTC thì tỷ lệ chữa khỏi lên đến trên 90%. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là suy thận cấp, suy tim cấp hoặc suy tim gây phù phổi cấp.

Các chuyên gia cho biết, VCTC điều trị mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu có chế độ ăn uống hợp lý thì sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm có lợi và không có lợi cho người bị VCTC. Người bệnh nên tham khảo để xây dựng cho mình thực đơn phù hợp:

Giảm đạm (protein)

Những người mắc VCTC nên hạn chế lượng đạm ăn vào sẽ làm giảm gánh nặng công việc của thận. Từ đó, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu, đặc biệt là để phòng ure trong máu tăng. Người bệnh nên chọn thực phẩm chứa protein tốt như thịt nạc, cá, thịt gà và trứng. Hạn chế sử dụng nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật và chất đạm từ nội tạng động vật, như: Lòng, tim, gan, cật...

Ăn ít muối 

Người bị VCTC nên sử dụng thực phẩm chứa ít muối để cải thiện và kiểm soát huyết áp. Đồng thời, giảm thiểu hoặc ngăn chặn việc tích lũy nước dẫn đến sưng tấy.

Những trường hợp đang bị phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối. Không nên sử dụng thực phẩm chế biến từ phô mai, các loại thịt đóng hộp, muối hoặc hun khói thường có lượng natri cao. Không thêm muối trong khi nấu ăn.

Hạn chế phốt pho

Khi chức năng thận suy yếu, lượng phốt pho trong máu sẽ tăng lên, có thể dẫn đến bệnh tim và xương. Phốt pho thường có mặt trong sản phẩm có thành phần sữa như kem, sữa chua các loại, đậu Hà Lan, đậu, bơ đậu phộng và các loại hạt. Bên cạnh đó, cần hạn chế các chất phụ gia vì chúng có chứa phốt pho để bảo quản thực phẩm chế biến, tăng cường hương vị và gia hạn thời hạn sử dụng.

pho-mat-la-chat-beo-tot-cho-suc-khoe.jpg
Người viêm cầu thận tránh ăn phô mai

Giảm kali

Kali có tác dụng quan trọng đối với tim mạch. Nếu kali quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim và nguy hiểm cho người bệnh. Những thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: Khoai tây, bí, chuối, cam, cà chua, rau đậu, quả hạch… vì vậy cần cắt giảm kali để làm chậm sự tích tụ của chất thải trong máu.

Không sử dụng chất béo động vật

Người bệnh không nên dùng chất béo có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng nguồn chất béo không bão hòa đơn từ đậu phộng, bơ, dầu ô liu và các nguồn chất béo không bão hòa đa như cá hồi, đậu nành và dầu cá chứ vật. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế trứng và các thực phẩm giàu cholesterol khác.

Nên ăn các loại khoai 
 

shutterstock_khoai.jpg

Người bệnh nên chú ý sử dụng các nguồn cung cấp gluxit từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây; không nên sử dụng loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, các sản phẩm từ bột mỳ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm