pnvnonline@phunuvietnam.vn
Artemia Salina: Sinh vật có thể tồn tại tới 10.000 năm
Chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết mọi thứ về hành tinh của mình, tuy nhiên, vẫn còn những vùng đất chưa được khám phá. Điều thú vị hơn nữa là thế giới của chúng ta được tạo thành từ 71% là nước, nghĩa là có rất nhiều thứ và sinh vật ẩn náu dưới đáy đại dương, chỉ chờ được khám phá hoặc có thể trốn tránh chúng ta.
Một sinh vật như vậy đã được phát hiện gần đây được đặt tên là Artemia Salina, một loại tôm cổ đại đã tồn tại khoảng 100 triệu năm qua. Loài giáp xác thủy sinh này sống gần đáy biển của các đại dương và mặc dù sở hữu môt cơ thể đơn giản, nhưng chúng có một số khả năng sinh tồn tuyệt vời cho phép chúng sống trong một thời gian rất dài.
Đây cũng có thể được coi là một trong những loài động vật dễ thích nghi nhất vì nó có thể sống trong những điều kiện khắc nghiệt mà không bị ảnh hưởng. Bạn có thể thử đốt nó, dìm nó trong hóa chất, hoặc thậm chí đun sôi nó trên 100 độ C mà nó vẫn không chết. Sinh vật đáng kinh ngạc này thích nghi đến mức nó thậm chí có thể sống ở nhiệt độ -273 độ C.
Có một thực tế là con cái của loài này không cần con đực để sinh sản vì chúng có thể đẻ trứng nở ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu điều kiện không thuận lợi, trong trường hợp nhiệt độ khắc nghiệt hoặc thiếu thức ăn, con cái đẻ ra trứng có vỏ cứng. Những quả trứng này chứa ấu trùng phát triển đầy đủ và sẽ chui ra khỏi vỏ khi gặp điều kiện thuận lợi.
Vào đầu những năm 90, một số người tìm kiếm xăng dầu gần Hồ Muối Lớn đã đào và tìm thấy một loạt các vỏ cứng này do Artemia Salina sản xuất. Khi mang vỏ lên bờ, chúng nở ra nhưng ấu trùng bên trong đã là con trưởng thành, theo nghiên cứu của các chuyên gia.
Từ các phân tích sâu hơn về vỏ, dấu vết carbon, các nhà khoa học thấy rằng chúng đã hơn 10.000 năm tuổi, có nghĩa là ấu trùng đã phát triển đầy đủ bên trong chờ đến một nơi thuận lợi hơn để nở. Điều này có nghĩa là ấu trùng có thể tồn tại lâu hơn nữa nếu không bị quấy rầy, thậm chí có thể là 100.000 năm.
Các chuyên gia cũng nói rằng sinh vật này, khi còn bên trong lớp vỏ cứng, có thể chống lại sự mất nước cực độ thậm chí lên đến 97%. Đó là khi sinh vật dừng lại và bước vào thời điểm tạm dừng, giống như cách một con gấu ngủ đông vào mùa đông, nhưng phức tạp hơn.
Quá trình này được gọi là anhydrobiosis hay nói một cách đơn giản hơn là sự sống không có nước, tạo ra khả năng sống của một sinh vật mà hầu như không có nước, điều này thật đáng kinh ngạc vì nước là bản chất của sự tồn tại của chúng ta, không chỉ con người mà là mọi thứ xung quanh chúng ta.