pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bà bầu ăn mận có tốt không?
1. Thành phần dinh dưỡng của mận
Quả mận có nhiều tên gọi khác nhau như mận Bắc, mận Hà Nội. Mận có tên khoa học là Prunus salicina, loài cây này được trồng phổ biến tại vùng núi phía Bắc nước ta. Mận mang vị chua, chát xen lẫn ngọt thanh và mang đến nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể.
Mận cũng có nhiều loại khác nhau: Mận cơm, mận thép, mận tam hoa, mận hậu… mỗi loại mang một hương vị, vị ngon riêng. Mỗi năm mùa mận kéo dài khoảng 3 tháng trong từ tháng 4 đến tháng 7. Các món ăn phổ biến được chế biến từ mận như siro mận, mứt mận, mận ngâm…
Thành phần dinh dưỡng có trong quả mận:
Trong mận chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn các loại trái cây khác.
- Năng lượng: 46 kcal
- Chất đạm: 0,6g
- Chất xơ: 1,4g
- Carbohydrate: 11,4g
- Vitamin A: 200 mcg
- Vitamin C: 9,5 mg
- Vitamin E: 260 mcg
- Vitamin K: 6,4 mcg
- Canxi: 6 mg
- Kẽm: 100 mcg
- Magie: 7 mg
- Sắt, beta caroten
2. Bà bầu ăn mận có tốt không?
Mận là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, những người có vấn đề về thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn mận trong thời gian mang thai.
3. Tác dụng của quả mận đối với mẹ bầu
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Khi mang thai, phụ nữ thường hay mắc phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ xảy ra trường hợp sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh ra. Do đó, ngay từ đầu, việc bổ sung sắt cần được coi trọng để ngăn ngừa tình trạng trên xảy ra.
Bên cạnh việc thêm các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn, mẹ bầu cũng có thể tự bổ sung sắt cho cơ thể bằng cách ăn mận. Vì trong mận chứa rất nhiều sắt - đây là chất thiết yếu để hình thành nên các tế bào hồng cầu.
Đọc thêm:
- Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có sao không? Nên làm gì nếu bụng mẹ bầu nhỏ?
- Bà bầu ăn nem chua được không? Những lưu ý khi ăn nem chua với mẹ bầu thích ăn vặt
Hạn chế táo bón
Trong mận chứa một lượng lớn sorbitol (gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan) cùng polyphenol. Đây là những chất có đặt tính nhuận tràng. Sorbitol giúp bổ sung lượng chất lỏng có trong ruột non, giúp làm phân mềm hơn và thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Do đó, ăn mận giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu đi vệ sinh nặng dễ dàng hơn, nhuận tràng và giúp hạn chế tình trạng táo bón.
Kiểm soát cân nặng
Mận là loại trái cây chứa ít calo nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng. Vì vậy, ăn mận vừa giúp mẹ bầu bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.
Tốt cho não bộ
Các chất chống oxy hóa mạnh như polyphenol và anthocyanin có trong mận giúp bảo vệ thành phần lipid trong não và ngăn ngừa các tế bào não thoái hóa.
Đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi
Khi có thai, phụ nữ trở nên nhạy cảm, mệt mỏi và đôi khi là cạn kiệt năng lượng. Ăn một vài quả mận sẽ giúp mẹ bầu nạp thêm năng lượng, bổ sung chất chống oxy hóa và làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Điều chỉnh huyết áp
Huyết áp cao, tiền sản giật có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé thậm chí là tử vong. Kali trong mận là chất có thể điều chỉnh huyết áp. Hàm lượng chất xơ cao trong mận cũng giúp nguy cơ tiền sản giật.
Giúp giảm nguy cơ sinh non
Chuyển dạ sinh non là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Chuyển dạ sinh non có thể gây đau đớn, thậm chí có thể làm thai chết lưu.
Trong mận chứa một hàm lượng magie cao. Lượng magie này giúp làm giãn cơ bắp, qua đó có thể giúp mẹ bầu tránh các cơn co thắt và chuyển dạ sớm.
4. Tác dụng phụ của việc ăn mận quá nhiều trong thai kỳ
Mặc dù mận là một loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên lạm dụng, ăn quá nhiều mận. Vì ăn quá nhiều mận trong thai kỳ có thể gây một số tác dụng phụ dưới đây:
- Trong mận có nhiều chất oxalate. Khi ăn quá nhiều mận, chất oxalate sẽ cản trở cơ thể hấp thụ canxi, dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sỏi bàng quang, sỏi thận và các bệnh về thận khác.
Do vậy, dù mẹ bầu là người có sức khỏe bình thường thì cũng không nên lạm dụng, ăn quá nhiều mận để tránh nguy cơ mắc các bệnh về thận.
Đối với những mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến thận hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh thận thì càng cần chú ý khi ăn loại quả này.
- Mận chứa ít calo, ăn mận có thể giúp kiểm soát cân nặng và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi đang mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ cần rất nhiều calo. Do đó, mận chỉ nên là món ăn tráng miệng và ăn thêm cho mẹ bầu. Mẹ bầu không nên lạm dụng, ăn quá nhiều mận và không nên coi ăn mận là hình thức bổ sung calo cho cơ thể.
5. Bà bầu nên ăn bao nhiêu mận?
Khi mang thai, phụ nữ có thể ăn 150 - 200g mận tươi/ngày. Tuy mận chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng mẹ bầu cần lưu ý, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Mận là trái cây giàu dưỡng chất và khi mang thai, mẹ bầu có thể đưa chúng vào trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến thận hoặc biến chứng sức khỏe nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng nhé.
Nguồn tham khảo:
1. Health Benefits Of Plums During Pregnancy