pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bà bầu có ăn được lá tía tô giải cảm không?
1. Lợi ích của lá tía tô đối với cơ thể?
Tía tô được xem là một loại thảo dược trong Y học cổ truyền. Loại cây này cho lá có màu xanh đậm và gân màu đỏ tía. Lá tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Theo khoa học, tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… Bên cạnh đó, tía tô còn rất giàu các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…). Trong Đông y, lá tía tô còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là giúp giải cảm.
2. Mẹ bầu ăn lá tía tô được không?
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh lá tía tô gây hại cho mẹ bầu, nhất là chị em mới mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải, nên ăn 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ lấy 1 nắm nhỏ lá tía tô. Bởi lá khi mang thai, cơ thể mẹ bầu dễ bị nóng, ăn nhiều lá tía tô có thể dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ.
3. Những ích lợi của lá tía tô đối với mẹ bầu
- Ăn tía tô trị cảm lạnh, cảm cúm:
3 tháng đầu mẹ bầu được khuyên nên hạn chế sử dụng thuốc, kháng sinh không tốt cho sự phát triển của bé. Với vị cay nhẹ và tính ấm nóng, tía tô giúp mẹ khắc phục tình trạng nhiễm lạnh, cảm cúm ở mẹ đang mang thai. Không chỉ dành cho mẹ bầu, đây là phương pháp dân gian hiệu quả dành cho mọi người muốn làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm. Để khắc phục hoặc ngăn ngừa tình trạng cảm cúm, mẹ chỉ cần lấy một tô cháo trứng đang nóng khói nghi ngút, cho hành lá, tía tô cắt nhỏ vào và thưởng thức. Sau khi dùng bữa, mẹ đi lại nhẹ nhàng, hạn chế gió lạnh, cơ thể mẹ sẽ dần toát mồ hôi, từ đó cảm giác bức bối, mệt mỏi cũng dần tan biến.
- Chống viêm
Các hoạt chất như acid alpha-linolenic, luteolin và rosmarinic acid có trong lá tía tô có tác dụng kháng viêm, hạn chế tình trạng viêm da và dị ứng.
- Giảm sưng phù
Phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải hiện tượng sưng phù, nhất là thời điểm những tháng cuối thai kỳ. Khi đó, để giảm tình trạng sưng phù, các mẹ có thể sử dụng lá tía tô, rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút, sau đó thêm muối hạt vào làm nước ngâm chân.
Ngâm chân bằng lá tía tô có thể giúp mẹ bầu thư giãn, đồng thời còn giúp làm giảm tình trạng sưng phù chân.
- Giảm ốm nghén khó chịu
Hầu hết mẹ bầu ở thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất đều sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén cực kỳ mệt mỏi và khó chịu. Để hạn chế tình trạng mẹ bầu có thể áp dụng một số cách làm giảm ốm nghén, trong đó có sử dụng lá tía tô.
Tuy nhiên, vì bài thuốc dùng lá tía tô chữa ốm nghén cần kết hợp thêm nhiều vị thuốc khác, nên tốt nhất mẹ bầu nên đến gặp thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn đúng cách.
- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng
Thành phần trong lá tía tô rất giàu dinh dưỡng. Theo đó, tía tô cho bà bầu được xem như là một nguồn thực phẩm giàu đường hòa tan, vitamin, khoáng chất, chất xơ. Đối với những bà bầu kém ăn, mùi thơm và dinh dưỡng của tía tô có thể giúp bà bầu bổ khí, mạnh bụng và giải nhiệt mùa hè.
- Dưỡng thai
Tía tô là một loại thuốc nam bà bầu có thể ăn được. Nếu phụ nữ mang thai thể trạng yếu, khiến thai nhi cử động không yên thì bà bầu có thể ăn tía tô, có thể trấn an tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, sinh con thuận lợi hơn.
- Làm đẹp da
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến mẹ bầu nổi mụn trên mặt. Tuy nhiên, việc làm đẹp trong thai kỳ bằng cách sản phẩm kem trị thường rất hạn chế, do đó, muốn cải thiện tình trạng này mẹ có thể lựa chọn sử dụng lá tía tô.
Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp da sạch dầu nhờn. Mẹ bầu rửa sạch một nhúm lá tía tô rồi đem giã nát lấy nước. Sau đó dùng tăm bông thoa đều nước lá tía tô lên da, chờ trong 20 - 30 phút cho tinh chất tía tô thấm sâu vào da, rồi sau đó rửa mặt bằng nước ấm.
Mẹ bầu cũng có thể đun nước lá tía tô để rửa mặt và tắm. Lưu ý nên dùng khi nước còn ấm để đem lại hiệu quả, giúp cơ thể thoáng mát sạch sẽ, vô cùng thoải mái.
- Giảm cân, một tác dụng của lá tía tô với bà đẻ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, lá tía tô có khả năng giảm cholesterol và triglyceride, giúp mẹ kiểm soát cân nặng, lấy lại vóc dáng thon gọn.
4. Lời khuyên của bác sĩ khi mẹ bầu ăn lá tía tô
Việc ăn lá tía tô trong 3 tháng đầu là hoàn toàn có thể và an toàn cho mẹ mang thai trong giai đoạn này. Nhưng tuyệt đối không được quá lạm dụng loại thảo dược này sẽ mang đến kết quả không như mong muốn, thậm chí còn dẫn đến hậu quả không tốt cho mẹ và bé.
Và một sai lầm mà nhiều bà bầu vẫn luôn tin tưởng đó chính là sử dụng lá tía tô giúp việc sinh nở của bạn trở nên dễ dàng. Nhiều tình trạng do sử dụng quá nhiều lá tía tô dẫn tới tình trạng sinh non, thai yếu, và huyết áp tăng cao rất nguy hiểm.
Nước lá tía tô sau khi nấu xong, mẹ chỉ nên uống trong ngày vì nếu để càng lâu, các dưỡng chất trong nước sẽ mất tác dụng. Tác dụng của lá tía tô với sản phụ thường khá chậm, vì vậy mẹ sử dụng kiên nhẫn thì mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.