Bà bầu có nên đi lấy cao răng không và những điều cần lưu ý

Anh Dũng
27/09/2021 - 15:30
Bà bầu có nên đi lấy cao răng không và những điều cần lưu ý
Cao răng là nguyên nhân của nhiều bệnh răng miệng, cần phải lấy định kỳ mỗi 6 tháng. Vậy trong thai kỳ, bà bầu có nên đi lấy cao răng không?

Giai đoạn mang thai vô cùng nhạy cảm do có nhiều thay đổi lớn về nội tiết. Trong thời gian này, các mẹ bầu cũng rất dễ gặp phải những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn băn khoăn không biết bà bầu có nên đi lấy cao răng không và nếu đi thì cần lưu ý những điều gì?

1. Cao răng là gì?

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng là các mảng cặn cứng hình thành từ muối vô cơ có tên là canxi cacbonat, hoặc phosphate. Chúng cũng có thể do những cặn mềm đến từ các mảnh vụn của thức ăn và các khoáng chất ở trong miệng gây ra, trong một số trường hợp, sự lắng đọng huyết thanh cũng gây ra cao răng.

Giải đáp thắc mắc bà bầu có nên đi lấy cao răng không và những điều cần lưu ý  - Ảnh 2.

Cao răng hay vôi răng là các mảng bám cứng nằm ở chân răng và nướu (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- Đang cho con bú có nhổ răng được không? Cần lưu ý gì nếu bắt buộc nhổ răng khi cho con bú?

- Lấy cao răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Nên lấy cao răng mấy lần trong năm?

Cao răng được phân thành 2 loại chính bao gồm cao răng huyết thanh và cao răng thông thường. Chúng chủ yếu nằm ở thân răng và vùng dưới nướu. Cao răng huyết thanh là trường hợp khá nguy hiểm đối với người mắc phải.

Tình trang cao răng xuất hiện nhiều sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu, lộ chân răng,... Nguy hiểm hơn, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng chân răng, tiêu xương răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Đôi khi, cao răng còn là tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch, máu...

2. Ảnh hưởng của cao răng đối với phụ nữ mang thai

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng cao răng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà bầu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu... là những bệnh răng miệng sẽ xảy ra nếu để cao răng tích tụ lâu ngày.

Trong đó sâu răng ở phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Hơn thế nữa, trẻ có mẹ bị sâu răng trong thời gian thai kỳ cũng có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến răng miệng, men răng của trẻ có chất lượng kém.

Khi cao răng xuất hiện quá nhiều sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, để lâu có thể xâm nhập vào trong máu và gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Hiện tượng này sẽ làm tăng hàm lượng hormone prostaglandin. Đây là một loại chất lỏng sinh học hình thành trong cơ thể các bà bầy và có khả năng kích thích cơn chuyển dạ. Sự kích thích này là nguyên nhân dẫn đến sinh non, từ đó khiến trẻ yếu hơn bình thường.

3. Bà bầu có nên đi lấy cao răng không?

Trong thời gian thai kỳ, cơ thể của các bà bầu sẽ có sự thay đổi rất lớn. Nội tiết tố thay đổi, các hormone như progesterone và estrogen tăng nhanh sẽ đẩy mạnh tuần hoàn và đưa nhiều máu tới nướu hơn. Nướu sưng to và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Giải đáp thắc mắc bà bầu có nên đi lấy cao răng không và những điều cần lưu ý  - Ảnh 3.

Bà bầu vẫn có thể đi lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, lấy cao răng chỉ là một thao tác đơn giản, chỉ nhằm mục đích làm sạch răng mà không cần dùng đến các loại thuốc gây tê, gây mê hoặc thuốc giảm đau. Chính vì vậy việc này hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể đi lấy cao răng bình thường và nên lưu ý lấy cao răng đúng thời điểm để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả mẹ và bé,

4. Những lưu ý khi lấy cao răng cho bà bầu

Tuy rằng việc lấy cao răng không ảnh hưởng gì đến mẹ bầu trong quá trình mang thai. các mẹ vẫn cần để tâm lưu ý đến những vấn đề như sau để đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thai kỳ.

Đối với mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ:

Thời gian 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, thai nhi lúc này vẫn còn rất nhỏ và yếu. Thời gian này là thời điểm thiết yếu để phát triển những cơ quan chính trong cơ thể bé. Do đó thai nhi 3 tháng đầu rất nhạy cảm. Các chuyên gia về răng - hàm - mặt cũng đã khuyến cáo mẹ bầu không nên đi lấy cao răng trong thời điểm này.

Đối với mẹ bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ:

3 tháng giữa thai kỳ hay tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm tốt nhất để bà bầu đi lấy cao răng vì đây là thời điểm thai nhi khá ổn định. Tuy vậy, phụ nữ trong giai đoạn này vẫn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Cần thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ trước để có tư vấn cụ thể và chính xác trước khi thực hiện việc lấy cao răng.

Giải đáp thắc mắc bà bầu có nên đi lấy cao răng không và những điều cần lưu ý  - Ảnh 4.

Mẹ bầu cần nói trước với bác sĩ nha khoa về tình trạng mang thai của mình, không sử dụng thuốc gây tê hay gây mê vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi - Ảnh Internet

Đặc biệt cần lưu ý nếu đi lấy cao răng trong 3 tháng giữa thai kỳ, nên tránh chụp X-quang và không lấy cao răng bằng các dụng cụ thô sơ. Việc sử dụng các dụng cụ này có thể dẫn đến chảy máu chân răng hoặc viêm nhiễm do không đảm bảo vệ sinh.

Bà bầu đi lấy cao răng cũng nên tìm hiểu và chọn các trung tâm uy tín, lưu ý nhân viên y tế phải vô trùng dụng cụ trước khi thực hiện để đảm bảo không lây nhiễm chéo các bệnh lý nguy hiểm và không gây ra viêm nướu.

Hơn thế nữa, cần nói trước với bác sĩ nha khoa về tình trạng mang thai của mình, không sử dụng thuốc gây tê hay gây mê vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên vệ sinh răng miệng kỹ càng và đúng cách sau khi lấy cao răng để răng miệng luôn được sạch sẽ và giảm thiểu được các mảng bám gây cao răng tái phát.

Đối với mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ:

Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc này thai nhi đã lớn nên việc nằm trên ghế nha khoa có thể có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, do đó mẹ bầu không nên đi lấy cao răng trong thời gian này.



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm