pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bà bầu thèm chua, ăn nửa quả dứa phải nhập viện
Trang QQ của Trung Quốc ghi nhận trường hợp một phụ nữ ăn quả dứa, sau đó phải nhập viện vì các triệu chứng ngộ độc. Các phân tích sau đó chỉ ra, dứa chứa một loại enzyme là bromelain - một chất không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai.
Bromelain có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể, khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường. Điều đặc biệt, bromelain tồn tại chủ yếu trong lõi quả. Do đó, trong trường hợp này, có thể người phụ nữ đã bị ngộ độc vì không bỏ lõi quả dứa khi ăn.
Bà bầu ăn quả dứa nên thận trọng - Ảnh minh họa
Dứa có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được trồng phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Quả dứa chứa nhiều thành phần hữu ích cho cơ thể, trong đó có nước, protid, lipid, glucid, cellulose, acid citric, vitamin A, B, C, kalium, magnesium, calcium, sắt, lưu huỳnh...
Quả dứa vị chua xen ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát hiệu quả. Nước dứa ép lợi tiêu hóa, nhuận tràng, có tác dụng chống lão hóa, tính chống viêm hiệu quả do có thành phần vitamin C dồi dào.
Tuy nhiên, không phải ai ăn dứa cũng tốt. Nhiều người bầu bí ăn dứa bị ngộ độc, sưng miệng, lở loét vòm miệng phải đi bệnh viện. Điều này chủ yếu là do một loại protease có trong dứa, có thể gây dị ứng cho cơ thể. Ngoài các enzym gây dị ứng, dứa cũng không phù hợp với một số người có cơ địa đặc biệt, dễ dị ứng.
Nên lưu ý, dứa không nên kết hợp với những thực phẩm sau:
Dứa không ăn cùng mật ong
Bản thân dứa và mật ong không gây hại cho cơ thể, nhưng sự kết hợp của hai loại thực phẩm này sẽ gây chứng đầy hơi nghiêm trọng.
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn dứa
Dứa ngọt, chứa nhiều đường, không thích hợp với bệnh nhân tiểu đường. Do sự bài tiết insulin của bệnh nhân tiểu đường kém, cơ thể không thể phân giải kịp thời lượng lớn đường trong cơ thể, khiến lượng đường dư thừa bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Với người đang có bầu, nguy cơ tiểu đường thai kỳ lớn hơn người bình thường, vì thế, nên kiểm soát việc ăn các loại quả nhiều đường như dứa.
Với những bà bầu cơ địa dị ứng, dễ bốc hỏa, tốt nhất không nên ăn dứa. Một số bà bầu có cơ địa đông máu kém, tốt nhất không nên ăn dứa vì có thể gây rối loạn đông máu.
Quả dứa vị chua ngọt, hương vị thơm. (Ảnh minh họa).
Đương nhiên, dứa không hoàn toàn xấu với bà bầu. Nếu bạn ăn lượng vừa đủ, dứa mang lại hiệu quả sau cho cơ thể:
Dưỡng huyết, ổn định huyết áp
Quả dứa giàu axit folic và sắt, có thể duy trì hemoglobin trong máu, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Axit folic có thể ngăn ngừa dị tật phát triển ở thai nhi. Dứa giàu kali, có lợi cho việc ổn định huyết áp của phụ nữ mang thai và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch
Dứa chứa chất xơ chất lượng cao, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, từ đó cải thiện tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa và giảm các vấn đề táo bón. Quả dứa chứa nhiều loại vitamin, có thể cải thiện khả năng miễn dịch của phụ nữ mang thai và giảm nguy cơ nhiễm trùng khi bầu bí.