Bác sĩ cảnh báo tác hại khôn lường từ kiểu ngồi bắt chéo chân

Ngọc Ái
04/11/2022 - 12:45
Bác sĩ cảnh báo tác hại khôn lường từ kiểu ngồi bắt chéo chân
Ngồi bắt chéo chân là tư thế không khó để bắt gặp trong cuộc sống, nhất là đối với chị em phụ nữ, dân văn phòng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng kiểu ngồi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Ngoài ngồi lâu một chỗ, ngồi nhiều giờ mỗi ngày trong thời gian dài thì ngồi bắt chéo chân cũng gây hại tới sức khỏe. Một người đàn ông ngoài 40 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng không thể đứng hay đi lại, mất 3 tháng điều trị chỉ vì thói quen xấu này.

Người đàn ông nhập viện vì ngồi bắt chéo chân trong 4 giờ

Lôi Cát (bút danh) là nhân viên kinh doanh tại một công ty nhỏ về phần cứng. Một buổi chiều gần đây, đang ngồi trước máy tính thì anh bỗng nhiên thấy đói bụng. Nhưng khi muốn đứng lên để đi lấy đồ ăn thì anh phát hiện chân của mình không thể cử động.

Một tư thế ngồi phổ biến ở dân văn phòng khiến người đàn ông nhập viện 3 tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lúc đầu, anh cho rằng vì mình ngồi một chỗ quá lâu nên chân bị tê tạm thời do máu lưu thông chậm. Anh dùng tay xoa bóp một lúc nhưng không thấy có gì thay đổi, thậm chí bên chân phải còn hoàn toàn không có cảm giác gì. Bởi vì đang ở nhà một mình nên anh Lôi càng hốt hoảng, lập tức nhấc điện thoại gọi xe cấp cứu.

Kết quả chẩn đoán cho thấy anh bị tổn thương dây thần kinh chậu do ngồi sai tư thế liên tục nhiều giờ. Hóa ra, công việc của anh Lôi vốn thường xuyên phải ngồi nhiều giờ tại văn phòng. Giống như rất nhiều người, anh hình thành thói quen ngồi bắt chéo chân từ bao giờ không hay.

Nhưng ít nhất khi ở công ty, thỉnh thoảng anh còn đi gặp khách hàng, đứng lên ra ngoài hút thuốc hoặc tham gia họp hành. Còn vào buổi chiều hôm ấy, anh được nghỉ làm nên ngồi máy tính để chơi game. Anh Lôi chơi say mê đến mức ngồi bắt chéo chân liên tục trong khoảng 4 tiếng mà không đứng lên hay di chuyển gì.

Bác sĩ điều trị cho biết: "Dây thần kinh chậu là một nhánh chính của dây thần kinh tọa. Nó phân nhánh từ dây thần kinh tọa và phân bố ở phía bên ngoài của bắp chân. Chức năng của nó chủ yếu là tạo ra các chuyển động ở khớp mắt cá chân, cơ ức đòn chũm và ngón chân. Ngồi bắt chéo chân quá lâu hoặc thường xuyên lặp lại trong thời gian dài sẽ gây tổn thương, tê liệt dây thần kinh. Trong trường hợp nặng còn có thể gây liệt chân vĩnh viễn”.

Một tư thế ngồi phổ biến ở dân văn phòng khiến người đàn ông nhập viện 3 tháng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

May mắn là anh Lôi đến bệnh viện kịp thời nên tình trạng của anh đã được kiểm soát có hiệu quả. Tuy nhiên, anh cần tới 3 tháng điều trị với thuốc, vật lý trị liệu mới có thể phục hồi chức năng chân phải. Thời gian đó anh sẽ không thể đi lại, sinh hoạt như bình thường.

4 tác hại khôn lường của tư thế ngồi bắt chéo chân

Tiến sĩ Trần Dư Hồng thuộc Bệnh viện Yadong, Đài Loan (Trung Quốc) là một chuyên gia chỉnh hình nhiều kinh nghiệm. Trên mạng xã hội của mình cũng như khi trả lời phỏng vấn các bài báo, chương trình về sức khỏe, ông từng nhiều lần cảnh báo tác hại của thói quen ngồi bắt chéo chân.

Theo ông, tư thế ngồi này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp, hình thể mà còn tác động xấu tới khả năng sinh sản. Cụ thể, ông chỉ ra 4 tác hại của kiểu ngồi bắt chéo chân chúng ta cần lưu ý sau đây:

- Cong vẹo, biến dạng cột sống: Ngồi bắt chéo chân lâu ngày sẽ làm lệch cột sống và chèn ép các dây thần kinh vùng chậu. Ngoài đau đớn thì còn có thể dẫn tới sai lệch cột sống, đốt sống cổ. Trường hợp nặng còn gây biến dạng, tổn thương, liệt.

- Đau thần kinh tọa: Bắt chéo chân sẽ làm mất cân bằng áp lực lên khung xương chậu, gây ra các vấn đề như đĩa đệm và đau thần kinh tọa. Thậm chí có thể tổn thương dây thần kinh gây ra giảm khả năng vận động, tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn.

- Bất thường về tiểu tiện: Tư thế ngồi bắt chéo chân có thể khiến cơ sàn chậu và cân mạc bị mất dần tính đàn hồi. Từ đó dẫn đến đau bụng dưới hoặc đi tiểu nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện.

- Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Nếu thỉnh thoảng ngồi bắt chéo chân thì không quá ảnh hưởng, nhưng nếu kéo dài hoặc cộng thêm các thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, lười vận động… thì khó tránh khỏi ảnh hưởng khả năng sinh sản.

Nghiên cứu của Trung tâm y tế Cornell (Mỹ) đã chỉ ra rằng ngồi bắt chéo chân sẽ làm tăng nhiệt độ của túi tinh, do đó làm chậm tốc độ sản xuất tinh trùng. Tiến sĩ Trần cho biết nhiệt độ tối ưu để sản xuất tinh trùng trong túi tinh là từ 32 - 33 độ C. Vượt quá ngưỡng này có thể làm giảm sản xuất tinh trùng. 

Còn nữ giới ngồi như vậy lâu ngày cũng khiến cơ sàn chậu giảm đàn hồi, không tốt cho quan hệ tình dục cũng như sinh nở. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm