Bài toán đang có đáp án đúng, người chấm sửa lại 1 dòng khiến dân tình tranh cãi

Hiểu Đan
17/06/2023 - 18:55
Bài toán đang có đáp án đúng, người chấm sửa lại 1 dòng khiến dân tình tranh cãi
Một bài Toán nhân chia tưởng đơn giản nhưng lại thành tâm điểm tranh luận.

Đồng ý rằng nhiều bài Toán thời nay rất khó, khiến cả người lớn cũng phải đau đầu, nhất là các dạng Toán đố mẹo. Tuy nhiên, có những bài Toán vốn dĩ đáp án rành rành ra đó nhưng vẫn bị chấm sai khiến dân tình tranh cãi mãi chưa có hồi kết.

Chẳng hạn, bài toán nhân chia được chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây đã khiến nhiều cư dân mạng tranh cãi vì bị "chữa lợn lành thành lợn què". Bài toán là "144 x 5 : 4 x 2 = ?". Trong khi học sinh giải bài Toán ra kết quả là 360 thì người sửa bài lại cho rằng kết quả của bài này chỉ là 90. Hai cách giải khác nhau đem đến hai kết quả hoàn toàn khác nhau.

Điều khiến cộng đồng mạng khó chịu là cách giải của người sửa mới không chính xác dẫn đến kết quả sai. Tuy nhiên, không ít các mẹ cho rằng học sinh làm sai, cô giáo tính đúng bởi theo họ, theo quy tắc là nhân chia trước, cộng trừ sau. Có nhân, có chia thì nhân trước, chia sau.

Bài toán đang có đáp án đúng, người chấm sửa lại 1 dòng mà khiến dân tình tranh cãi - Ảnh 1.

Hai cách giải khác nhau đem đến hai kết quả hoàn toàn khác nhau.

Nói về hai luồng ý kiến tranh cãi này, một giáo viên tiểu học cho biết: "Em học sinh này đã làm đúng. Theo đó, các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép toán như sau:

- Quy tắc 1: Trước nhất thực hiện bất kỳ phép toán nào bên trong có dấu ngoặc đơn.

- Quy tắc 2: Tiếp theo thực hiện tất cả các phép nhân và phéo chia theo thứ tự từ trái qua phải.

- Quy tắc 3: Cuối cùng thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải. Cách làm này sẽ tuân thủ đúng nguyên tắc và sẽ cho ra kết quả chính xác nhất".

Như vậy, riêng bài này, chắc chắn học sinh cho đáp án chính xác, còn cô giáo sai do có sự nhầm lẫn. Bên cạnh đó, có luồng ý kiến cho rằng đây là bài tập... không có thật, người đăng hoặc chỉ cố tình câu like, hoặc cố "dìm" giáo viên. Họ tin chắc không giáo viên nào lại tính sai phép tính cơ bản như vậy.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm