pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bão được đặt tên như thế nào?
Hình ảnh một cơn bão
Mục đích đặt tên cho bão
Bão được xác định bằng tên trong tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Tính đến năm 1954, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã rút lại 78 tên liên quan đến bão. Thông thường, một cơn bão được đặt tên khi nó đạt đến cường độ bão nhiệt đới (sức gió 34 hải lý, tương đương khoảng 55 km).
Một nghiên cứu năm 2014 đã phân tích 62 năm hồ sơ về số người tử vong liên quan đến cơn bão lớn hay cuồng phong. Theo đó, bão mang tên nữ gây ra nhiều ca tử vong hơn cơn bão mang tên nam.
Nghiên cứu cũng bao gồm các thí nghiệm, trong đó những người tham gia được yêu cầu xếp hạng mức độ rủi ro của một cơn bão sau khi được cho xem bản đồ và đọc mô tả về sự không chắc chắn về cường độ của cơn bão.
Ví dụ, bão Alexander được coi là đe dọa hơn bão Alexandra, bão Victor đe dọa hơn bão Victoria, bão Christopher đe dọa hơn bão Christina. Những cơn bão không tên được xếp hạng nguy hiểm như bão mang tên nữ.
Tên bão được chọn như thế nào?
Có 6 danh sách tên theo thứ tự chữ cái cho các cơn bão Đại Tây Dương do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) duy trì và chúng được luân phiên 6 năm/lần. Do đó, danh sách năm 2023 bắt đầu bằng Arlene và kết thúc bằng Whitney sẽ được sử dụng lại vào năm 2029.
Một cơn bão đang hình thành sẽ được đặt tên khi chính thức trở thành bão nhiệt đới, nghĩa là nó có sức gió duy trì ít nhất là 39 dặm (tương đương 63 km)/giờ và tối đa đạt 74 dặm (tương đương 119 km)/giờ.
Theo WMO, tên bão thường được chọn ngẫu nhiên, không được chỉ định từ trước. Ví dụ, cơn bão tấn công một chiếc thuyền tên là Antje và làm hỏng cột buồm của nó được gọi là Antje.
Trong hàng trăm năm, các cơn bão được đặt tên theo ngày lễ thánh. Đôi khi, bão cũng được đặt theo tên của một địa điểm mà chúng tấn công, như cơn bão Galveston năm 1900.
Tại sao bão lại có tên?
Việc đặt tên giúp các nhà khí tượng học và công chúng theo dõi và ứng phó các cơn bão. Trung tâm Bão quốc gia (NHC) thuộc Cục thời tiết Mỹ khởi xướng danh sách tên bão vào năm 1953.
Chỉ có tên phụ nữ được sử dụng để đặt cho các cơn bão cho đến năm 1979, danh sách tên bão bắt đầu luân phiên tên nữ giới và nam giới. Sáu danh sách tên bão hiện tại được luân phiên kể từ năm 1979, với một số tên thỉnh thoảng bị loại bỏ.
Cũng theo NHC, quyết định xóa tên được đưa ra tại một cuộc họp của ủy ban để tránh sự xuất hiện trở lại sau một cơn bão đặc biệt tồi tệ. Tuy nhiên, một số tên đã bị xóa mà không có lý do này.
Ví dụ, vào năm 1966, tên bão Fern đã được đổi thành Frieda mà không có lý do. Đôi khi, nhiều tên bão trong một năm bị loại bỏ, nếu đó là mùa bão đặc biệt tồi tệ. Đơn cử như Katrina, cơn bão tấn công New Orleans năm 2005, được thay thế bằng cái tên Katia.
Hay cơn bão Floyd, tấn công năm 1999, đã được thay thế bằng cái tên Franklin. Kể từ năm 1953, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã loại bỏ 94 cái tên liên quan tới bão.
Khi hết danh sách tên, WMO bắt đầu chuyển sang danh sách bổ sung. Điều này chỉ xảy ra 2 lần trong 15 năm qua, gần đây nhất là vào năm 2020, khi danh sách tên chính đã được sử dụng hết vào giữa tháng 9.
WMO dùng bảng chữ cái Hy Lạp khi hết tên nhưng việc này đã được chấm dứt sau một cuộc họp của ủy ban vào năm 2021. Lý do là tiếng Hy Lạp khó phát âm đối với một số người và không chú trọng vào tác động thực tế của cơn bão.
Hiện tại, WMO có thêm một danh sách tên bão để sử dụng khi cần, bắt đầu bằng Adria và kết thúc bằng Will.
Những điều thú vị liên quan đến cách đặt tên cơn bão
Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa nữ quyền, việc sử dụng tên phụ nữ để đặt tên bão vẫn bị xem nhẹ. Đến cuối những năm 1970, tên của nam giới mới được sử dụng để đặt tên cho bão.
Trong số các tên bão, "Arlene" là tên được sử dụng nhiều nhất kể từ năm 1954.
Khi một cơn bão nhiệt đới hình thành trên Bắc Đại Tây Dương và Đông Bắc Thái Bình Dương, nó được gọi là bão. Khi cùng một loại bão hình thành trên Tây Bắc Thái Bình Dương, nó được gọi là bão cuồng phong. Và cuối cùng, các cơn bão nhiệt đới diễn ra trên Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được gọi là xoáy thuận (cyclones). Chúng là cùng một loại bão nằm ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
"Kinh đô bão" thế giới nằm ở đâu? Danh hiệu này thuộc về một vùng đất liền ở Caribe có tên là Abaco, nơi đã xảy ra 42 cơn bão dữ dội kể từ năm 1951. Tại Mỹ, Florida có nhiều cơn bão hơn bất kỳ tiểu bang nào khác. Nơi đây đã hứng chịu ít nhất 40% tổng số cơn bão xảy ra ở quốc gia này.
Bão được phân loại thành 5 loại, tùy thuộc vào tốc độ gió và khả năng gây thiệt hại của chúng. Bão cấp 1 là bão yếu nhất, với tốc độ gió từ 74 đến 95 dặm (tương đương 119-153 km)/giờ; bão cấp 5 là bão mạnh nhất, với tốc độ gió lớn hơn 155 dặm (tương đương 250 km)/giờ.