Bao giờ trào lưu vào đại học sẽ chấm dứt?

07/07/2016 - 12:58
Vào đại học luôn là chủ đề nóng, nhà nào có con em đi thi cũng phát sốt.
Chắc hẳn ai cũng đã nghe cái câu tương tự thế này: "Học giỏi sau này làm giám đốc nhàn hạ lương cao, nắng không đến chân, mưa không đến đầu".

Các bậc cha mẹ có ý tốt muốn con thoát khỏi khổ cực nhưng ý tốt chưa chắc đã tạo quả ngọt. “Học” để giàu, “học vấn” trở thành thước đo, đứa nào học kém thì bị sỉ vả thôi rồi (chữ học kia xin phép giải thích sau).

Cái tư tưởng đó đè nặng lên trẻ em, trước khi ước mơ được vun trồng thì nó đã bị "chết từ trong trứng”. Ở những nước phát triển, trẻ em được bày tỏ ước mơ, được hướng nghiệp. Ở Việt Nam trẻ em được tặng những balo to hơn người, quai cặp dùng 1 năm đã bung chỉ vì nặng. Lớp 1 đã như thế thì 12 còn bị nén như muối dưa. Nào là: “Vào đại học kiếm tấm bằng ra mới xin việc được”, “Không có bằng ai nhận”, “Chả biết sau này làm gì thôi học tạm lấy cái bằng”.
Cứ thế hàng trăm nghìn thí sinh chen chân vào đại học, chẳng biết được mười mấy % người thích thật. Sau 4 năm đại học số người giữ nhiệt huyết trong mình đếm được trên đầu ngón tay.

Năm nào nhìn lại đề thi mọi người lại thốt lên rằng: “Ôi tại sao mình lại đỗ nhỉ, sao mình lên được lớp nhỉ”. Nếu như kiến thức đó thực sự cần thì người ta sẽ không dễ dàng quên như vậy đâu.

Giáo dục nước ta thật sự là nhồi sọ. 5 tuổi đã học thêm để vào lớp 1 với lý do sợ đuối so với các bạn. Đợt trước giật mình khi thấy đứa em lớp 8 đã cân bằng phương trình hóa học có hóa trị dạng ẩn. Học văn để biết đồng cảm nhưng thực tế lại khô khan, không kích thích sáng tạo vì phải ôn những phân tích của những ông bà nào đó nghĩ ra (đến tác giả cũng phải ngạc nhiên).

Vào đại học đề khó để chọn thí sinh khá giỏi, cái đó là đúng, nhưng không phải là khó cái kiểu chuyên sâu. Gì mà thi đầu vào mà kiến thức ngang với đại học, thậm chí đề thi hết môn còn dễ hơn so với thi đầu vào.

Mình vẫn thấy ấm ức khi ôn thi phải học toàn dạng nâng cao vậy mà vào trường thì không dùng đến. Vi phân, lượng giác, tìm công thức hóa học… chắc là đến thạc sĩ khi làm việc mới chỉ dùng đến 1 ít. Lấy ví dụ môn Sinh nhé, thi đại học thì phần di truyền tìm tỷ lệ kiểu hình, kiểu gen là khó nhất và chiếm kha khá điểm. Vào trường sau 4 năm, không động đến những cái cao siêu đó bao giờ.
 
Vì sao à, vì di truyền chỉ là 1 phần trong hàng chục lĩnh vực của sinh học, sau này ai làm thạc sĩ, tiến sĩ về giống mới sử dụng. Lẽ ra người ta phải đánh giá thí sinh qua độ hiểu biết rộng chứ không phải là sâu một chỗ. Để rồi tạo nên những chuyện nực cười như sinh viên công nghệ sinh học xem video hạt nảy mầm thì trầm trồ như thấy người ngoài hành tinh. Sinh viên khối A như ngoại thương, ngân hàng học kinh tế mà phải cày cuốc vật lý. Sinh viên ngoại ngữ trước hết phải biết làm tích phân hàm lượng giác, phải biết giải hình học không gian. Trời ơi tiêu tốn biết bao thời gian tiền bạc vô nghĩa.

Trường học bây giờ không có ý nghĩa dạy học nữa mà như cái trung tâm luyện thi thì đúng hơn! Học vấn chỉ là thước đo con người về trí tuệ, ai cũng có sở trường riêng không thể đánh giá người ta bởi vài tiêu chí đó được.

Học đâu có nhất thiết phải trên ghế nhà trường?

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm