Bảo vệ tai, mũi, họng khỏi ô nhiễm không khí đúng cách

17/09/2019 - 15:08
Theo các chuyên gia, ô nhiễm bụi mịn PM2.5 (những hạt bụi có đường kính từ 2,5 micron trở xuống, chỉ bằng 1 phần 60 đường kính một sợi tóc) là vấn đề nghiêm trọng nhất.
Loại bụi này chứa nhiều hạt kim loại có thể xâm nhập vào hệ thống máu thông qua hàng rào phổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư phổi, đột biến gen.
 
Ô nhiễm ôzôn
 
Ôzôn được sinh ra là do tác dụng của ánh nắng mặt trời với hai chất: Hydrocarbon và nitrogen oxide, được thải ra từ khói xe và các nhà máy.
 
70201030_536968150443177_3637282394232324096_n.jpg
Không khí như trên được xếp vào nhóm không tốt cho sức khỏe tất cả mọi người - Ảnh: Đặng Xuân Thắng

 

Nếu hít phải khí ôzôn sẽ gây tổn thương các tế bào biểu mô lót của đường hô hấp, gây viêm, dẫn đến ho, ngứa họng, làm giảm chức năng phổi. Từ đó làm cho bệnh hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… nặng lên, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Đối với bệnh nhân bị rung nhĩ do rối loạn nhịp tim, nguy cơ tử vong tăng cao hơn do ô nhiễm ôzôn.
 
Phòng tránh tác hại của ô nhiễm không khí
 
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân
 
Hạn chế ra ngoài khi trời nắng, hoặc chỉ hoạt động ngoài trời lúc sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn, đeo khẩu trang, tránh những nơi có mật độ giao thông cao, sử dụng phương tiện giao thông công cộng để góp phần làm giảm ô nhiễm ôzôn. 

 

111.jpg
Rửa mặt, súc miệng và rửa mũi khi đi bên ngoài về

 

Sau khi ra ngoài về, cần thực hiện 3 việc: Rửa mặt, súc miệng và rửa mũi. Tốt nhất nên rửa mặt, vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí bằng nước ấm để làm sạch hiệu quả các hạt khói bụi bám trên da. Mục đích của việc súc miệng là để loại bỏ bụi bẩn dính vào miệng. Điều quan trọng nhất là rửa mũi, khoang mũi bằng tăm bông sạch, xịt sạch vi khuẩn, bụi bẩn, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang.
 
Đối với người già, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đường hô hấp, các bệnh về mắt nên tránh ra ngoài hoặc tập thể dục khi sương mù buổi sáng mạnh, chú ý nghỉ ngơi, nếu cảm thấy khó chịu, hãy đến bệnh viện.
 
Chế độ ăn uống
 
Ăn thanh đạm, không ăn thức ăn cay nóng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, để giúp cơ thể thải các hạt bụi, như chanh, cam, kiwi, lê, quýt, ớt chuông, bắp cải, khoai tây, rau bina, .... Đặc biệt đối với trẻ em và người già, sức đề kháng kém, nên ăn thêm đậu phụ, sữa, cá, trứng, ... vì protein có tác dụng cải thiện sức đề kháng.
 
Ăn nhiều thực phẩm giàu beta-carotene và chất chống oxy hóa như: Bí ngô, mộc nhĩ, cà rốt, cam, quýt... Beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A, không chỉ có vai trò chống oxy hóa mà quan trọng hơn là tác dụng sinh lý của vitamin A - duy trì các tế bào biểu mô, có thể tạo thành một lớp trong đường hô hấp giúp ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các chất ô nhiễm bên ngoài.
 
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: Dầu gan cá, gan, rau diếp tươi, bắp cải, đậu hà lan, cà chua, cần tây, cà rốt, trứng, sữa, ... Cà rốt, bắp cải tím, quả việt quất, khoai lang tím, nho, bưởi, trà xanh... đều giàu chất chống oxy hóa, ăn nhiều có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
 
Uống nhiều nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh ứ đọng bụi bẩn, vi khuẩn.
 
Giữ sạch không gian sống
 
Cửa ra vào và cửa sổ nên được đóng lại kịp thời khi có khói bụi, ô nhiễm. Nếu nhà ở cạnh đường, không nên mở cửa sổ thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm. Cửa sổ phải được thông gió 1-2 lần một ngày trong 10-20 phút. Nếu có nhiều người trong phòng có không gian nhỏ, thời gian mở cửa sổ nên được tăng lên một cách thích hợp. Không hút thuốc trong nhà.
 
Môi trường trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm gây ra viêm mũi, viêm xoang... Điều hòa góp phần giúp thanh lọc không khí nhưng cần sử dụng đúng cách. Vệ sinh định kỳ để tránh vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ. Nhiệt độ trong phòng và môi trường không được chênh lệch quá 5 độ C.
 
Trong trường hợp ô nhiễm nặng, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt. Nên sử dụng thiết bị lọc không khí để giảm PM2.5 trong nhà.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm