Bé gái 7 tuổi đoạt giải vẽ tranh về bảo vệ môi trường của Google

19/11/2019 - 08:57
Cô bé Divyanshi Singhal (7 tuổi) ở thành phố Gurugram (Ấn Độ) đã giành chiến thắng trong cuộc thi vẽ do Google Ấn Độ tổ chức với chủ đề “Khi tôi lớn lên, tôi hy vọng…”.
1. Divyanshi Singhal đã vẽ một bức tranh với những cái cây biết đi bộ, chạy và đạp xe. Cô bé nói rằng em hy vọng khi em lớn lên, cây cối có thể biết đi để không bị chặt phá. Ý tưởng của cô bé 7 tuổi đến vào một lần em thấy rất nhiều cây bị chặt, điều đó làm em vô cùng buồn bã.
 
 
Divyanshi Singhal cùng bố mẹ và bức tranh đoạt giải
Google đã sử dụng hình vẽ của Divyanshi cho trang web Google Ấn Độ vào ngày 14/11, ngày Trẻ em tại Ấn Độ.
 
2. Một phụ nữ Trung Quốc đã bị mù tạm thời một bên mắt do căng thẳng quá mức, sau khi dành quá nhiều thời gian xem điện thoại. Võng mạc của nữ bệnh nhân này bị vỡ do “căng thẳng quá mức”, sau khi sử dụng điện thoại thời gian quá lâu. Theo bác sĩ Qiu Wangjian tại Bệnh viện nhân dân Songgang ở Thâm Quyến, vụ việc đáng tiếc xảy ra sau khi người phụ nữ dành thời gian dài nhìn chằm chằm vào điện thoại.
 
 
Các bác sĩ nỗ lực cứu vãn thị lực cho nữ bệnh nhân bằng phương pháp lazer

  

“Nữ bệnh nhân này thức suốt đêm chơi điện thoại. Sáng hôm sau, ngay khi tỉnh dậy, cô lại cầm điện thoại lên dùng tiếp. Khoảng 5 phút sau, cô phát hiện mình không thể nhìn bằng mắt trái. Cô không thể nhìn thấy bất cứ điều gì bằng mắt này”, bác sĩ Qiu cho biết. Cô đã nhanh chóng đến bệnh viện và được các bác sĩ chẩn đoán vỡ mạch bề mặt võng mạc do chịu quá nhiều căng thẳng.
 
May mắn thay, thao tác cấp cứu nhanh chóng của các bác sĩ đã cứu vãn được đôi mắt của nữ bệnh nhân. Họ đã cắt một lỗ nhỏ trên võng mạc cho phép máu tụ thoát ra ngoài. Hiện tại bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật. Cô đã lấy lại thị lực của mình.
 
3. Bảo tàng âm đạo (Vagina Museum) đã mở cửa nhờ một chiến dịch gây quỹ, với hơn 1.000 người quyên góp gần 50.000 bảng Anh, tương đương 1,5 tỷ đồng. Cô Florence Schechter - Giám đốc bảo tàng cho biết, dự án bắt đầu vào tháng 3/2017 dưới dạng triển lãm pop-up sau khi cô nhận ra rằng có rất nhiều bảo tàng dương vật - như Bảo tàng Dương vật ở Iceland - nhưng không hề có bảo tàng âm hộ. Cô Florence khẳng định đây vẫn là một chủ đề nhạy cảm. Triển lãm đầu tiên của bảo tàng sẽ diễn ra đến cuối tháng 2/2020 với tên gọi Muff Busters: Vagina Myths và How To Fight Them. Triển lãm nghệ thuật này lý giải các quan niệm sai lầm về phụ khoa, bao gồm vệ sinh, cấu tạo, nguyệt san, tình dục và tránh thai.
 
 
Florence Schechter - Giám đốc bảo tàng âm đạo

  

Bên cạnh các triển lãm, bảo tàng mới sẽ tổ chức một loạt chương trình sự kiện, hội thảo và chiếu phim, tất cả góp phần xóa bỏ sự kỳ thị xung quanh việc nhắc đến phần kín của phụ nữ, cũng như thảo luận về các chủ đề như sự đồng thuận, hình ảnh cơ thể, sức khỏe tâm thần, tình dục và sự giao hòa. Nằm trong chợ Camden Stables trên đường Chalk Farm, bảo tàng đón khách từ 10h đến 16h từ thứ 2 đến thứ 7 và 11-18h chủ nhật. Nơi này miễn phí tham quan, trừ những sự kiện và buổi biểu diễn.
 
Bảo tàng cũng sẽ tổ chức một chương trình tiếp cận cộng đồng để hỗ trợ giáo dục giới tính và quan hệ tình dục lành mạnh, cũng như kết hợp với các chuyên gia y tế để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng người chuyển giới và liên giới tính.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm