Bé gái tử vong do bình nóng lạnh hở điện

05/09/2016 - 12:13
Trong khi tắm nước nóng, cháu Hoàng Thị T. (13 tuổi) ở Tiểu khu một, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu (Sơn La) bị điện giật tử vong tại chỗ.

Theo gia đình cháu T. chiều tối ngày 4/9  cháu T. vào nhà tắm. Người nhà cháu T. thấy cháu vào nhà tắm quá lâu không thấy ra. Ai gọi cũng không thấy cháu T. trả lời. Khi mọi người mở cửa nhà tắm, ai cũng hốt hoảng khi thấy cháu T. nằm bất tỉnh trong nhà tắm. Cháu T. đã bị điện giật và nằm bất tỉnh. Gia đình đưa cháu T. đi cấp cứu nhưng không kịp.   

binh-nong-lanh-hong.jpg
Mỗi năm các gia đình lên súc rửa lại bình nóng lạnh một lần sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Được biết, trong nước thường có các chất kiềm, a xít, do vậy trong quá trình sử dụng, ruột bình nóng lạnh có thể bị ăn mòn, thủng lớp cách điện khiến điện rò ra ngoài. Do vậy, các gia đình sử dụng bình nước nóng từ 1 năm trở lên, nên bảo dưỡng và súc rửa sạch bình định kỳ. Đặc biệt, nên bật làm nóng nước, sau đó tắt bình rồi mới sử dụng. 

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh
  • Hãy tắt máy nóng lạnh trước khi tắm để tránh trường hợp rò rỉ điện trong quá trình đang tắm.
  • Không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh già nua, cũ kỹ. Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra độ an toàn của các dây dẫn.
  • Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng nên không gây tốn điện trong quá trình khởi động. Vì thế, không nên bật bình nóng lạnh 24/24h vừa gây tốn điện vừa tạo ra nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải. Chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm từ 5-10 phút.
  • Thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện quẹt thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện thì ngắt cầu dao và kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khắc phục lỗi.
  • Lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.


Cách xử trí khi bị điện giật trong nhà tắm

Các bác sỹ cho biết, khi thấy người bị giật điện trong nhà tắm, không nên lao vào cứu ngay mà phải ngắt cầu dao điện trước. Bởi nếu ngay lúc đó mà xông tới, chạm vào người nạn nhân thì có thể nguồn điện vẫn tiếp xúc với nạn nhân sẽ gây giật cho người đến cứu.
binh-nong-lanh-4.jpg
 Hãy ngắt cầu dao điện trước khi đưa nạn nhân ra nơi khô ráo để tiến hành các bước sơ cứu
Sau khi đã ngắt cầu dao nhà tắm hoặc cầu dao tổng, hãy dùng những vật liệu không dẫn điện như gậy tre, gỗ, nhựa khô để kéo nạn nhân ra khỏi nơi tiếp xúc với nước đang nhiễm điện. Đưa được nạn nhân ra nơi khô ráo, kiểm tra xem nạn nhân còn thở, cử động hay không. Nếu không thấy các dấu hiệu này, nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi cho nạn nhân.

Hãy ngắt cầu dao điện trước khi đưa nạn nhân ra nơi khô ráo để tiến hành các bước sơ cứu
Hãy ngắt cầu dao điện trước khi đưa nạn nhân ra nơi khô ráo để tiến hành các bước sơ cứu

Cụ thể, đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nạn nhân thấp hơn so với chân rồi hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực (dùng 2 bàn tay chồng lên nhau đặt vào vị trí 1/3 dưới xương ức rồi ấn mạnh lồng ngực kịp thời). Cứ thổi một lần thì bóp tim 4 lần, làm cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở trở lại. Khi thấy nạn nhân thở trở lại thì lập tức đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.                                                                                                                                                                                       (Nguồn: khoahoc.tv)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm