Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào mà khiến một trẻ tử vong?

Anh Dũng
26/06/2020 - 08:15
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào mà khiến một trẻ tử vong?
Bệnh bạch hầu nguy hiểm là do đây là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan nhanh và có thể tạo thành ổ dịch. Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Mới đây bệnh viện Đa khoa Đắk Nông vừa ghi nhận một ca tử vong do bạch hầu biến chứng viêm cơ tim.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm do là bệnh có tính mùa, bệnh thường tản phát và có nguy cơ phát triển thành dịch nếu như không được ngăn chặn kịp thời. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi khi cơ thể chưa hình thành được hệ miễn dịch toàn diện. Bệnh bạch hầu nguy hiểm nếu như không được tiêm phòng và các biện biện pháp bảo vệ tích cực khác.

Trẻ sau khi bị bạch hầu và được chữa khỏi sẽ không có nguy cơ bị mắc lại nữa do cơ thể đã được bảo vệ lâu dài. Ngoài ra thì kháng thể miễn dịch của mẹ có thể truyền sang con sẽ có tác dụng bảo vệ trẻ trước 6 tháng tuổi.

1. Bệnh bạch hầu nguy hiểm do thời gian tử vong nhanh, dấu hiệu ban đầu mờ mịt

Theo Sở Y tế Đắk Lắk (Đắk Nông) giải thích, bệnh bạch hầu xảy ra do nhiễm khuẩn cấp tính gây giả mạc ở tuyến hạnh nhân (có thể ở 1 bên hoặc cả 2 bên), màng giả phát triển ở hầu họng, thanh quản hoặc mũi. Ngoài ra thì có thể xuất hiện ở da, sinh dục,.. tuy nhiên tỷ lệ không phổ biến.

Do đây là bệnh vừa nhiễm trùng lại vừa nhiễm độc nên bệnh bạch hầu nguy hiểm hơn cả. Những tổn thương nghiêm trọng này là do ngoại độc tố của loại vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học gọi là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào mà khiến một trẻ tử vong? - Ảnh 2.

Hình ảnh dưới kính hiển vi của vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae (Ảnh: Internet)

Bệnh bạch hầu ban đầu không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng mà chỉ khi khởi phát mới xuất hiện lớp màng giả. Ban đầu bệnh sẽ tương tự như một đợt cảm lạnh thông thường hay bị viêm họng hoặc viêm amidan, viêm thanh quản hay nhiễm trùng da. 

Bệnh nhân bị bệnh bạch hầu thường xảy ra cả nhiễm trùng và nhiễm độc nặng. Ngoại độc tố bạch hầu sẽ gây biến chứng như liệt cơ, viêm cơ tim và dẫn tới tử vong trong vòng sáu ngày. Tỷ lệ tử vong do bệnh là khoảng 5-10%. Tỷ lệ tử vong này có thể cao hơn đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

2. Bệnh bạch hầu nguy hiểm do khả năng lây lan cao

- Nguồn lây lan: Một trong những lý do khiến bệnh bạch hầu nguy hiểm là do nguồn lây lan của chúng. Ổ chứ của vi khuẩn bạch hầu vừa ở người bị bệnh và ở người lành mang vi khuẩn. Hay nói cách khác, đây vừa là ổ chứa vi khuẩn lại vừa là nguồn truyền bệnh.

- Thời gian ủ bệnh: tuỳ theo thể lâm sàng của bệnh và các yếu tố khác mà thời gian ủ bệnh có thể từ 2 - 5 ngày hoặc cũng có thể lâu hơn.

- Giai đoạn lây truyền: Thời kỳ lây truyền bệnh bạch cầu thường không cố định. Khi người bệnh đào thải vi khuẩn bạch cầu từ giai đoạn khởi phát hoặc cũng có thể là cuối giai đoạn ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền sẽ kéo dài khoảng 2 tuần hay ngắn hơn, nhưng thường ít khi kéo dài trên 4 tuần.

Với người lành mang vi khuẩn bạch cầu gây bệnh có thể là từ vài ngày cho tới từ 3 - 4 tuần, cũng rất ít trường hợp kéo dài thời kỳ lây truyền tới 6 tháng. Nếu thực hiện điều trị kháng sinh và có hiệu quả thì thời kỳ lây truyền sẽ chấm dứt. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.

- Con đường lây truyền: Bệnh bạch cầu nguy hiểm do đường lây truyền rất dễ dàng tạo ra các đợt dịch, cụ thể đó là lây truyền theo đường hô hấp từ người bệnh hay người lành mang vi khuẩn qua các hành động như ho, hắt hơi, nói chuyện,... tới người lành. Vi khuẩn sẽ theo không khí và hơi thở, các giọt bắn xâm nhập vào đường hô hấp của người lành khi hít phải dẫn tới mắc bệnh.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào mà khiến một trẻ tử vong? - Ảnh 3.

Ho có thể là đường truyền nhiễm vi khuẩn bạch cầu (Ảnh: Internet)

Ngoài đường hô hấp thì vi khuẩn gây bệnh bạch hầu còn có thể lây lan thông qua các dụng cụ hay đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Nếu như một trẻ bị bệnh chơi chung đồ chơi với trẻ không bị bệnh hoặc sinh hoạt chung trong cùng một bầu không khí chẳng hạn như lớp học cũng đều có thể truyền bệnh.

3. Biến chứng nguy hiểm

Người ta ví bệnh bạch hầu giống như người bị "chết đuối trên cạn" do sự phát triển liên tục và lan tràn của các màng giả từ tuyến hạnh nhân tới thanh quản gây khó thở, dẫn tới hiện tượng suy hô hấp và nếu như không được cấp cứu và mở thanh quản kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Ngoài việc gây khó thở, ngạt thở thì bệnh bạch cầu nguy hiểm do có nhiều biến chứng:

- Gây viêm cơ tim, tổn thương tim dẫn tới suy tim và tử vong đột ngột khi truỵ tim mạch. Một số ca bị bệnh bạch hầu biến chứng viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm có thể gây ra bệnh tim mãn hay bị suy tim.

- Gây thoái hoá thận, bị hoạt tử ống thận và chảy máu lớp tuỷ - vỏ thượng thận.

- Gây tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng từ 6-10 ngày.

Nhìn chung bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm và có thể phát triển thành ổ dịch. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh được hiệu quả cùng với các hiện pháp bảo vệ cần thiết khác như vệ sinh cá nhân, tai mũi họng sạch sẽ,...


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm