pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bệnh mỏi mắt là gì? Những điều cần biết về bệnh mỏi mắt
- 1. Bệnh mỏi mắt là gì?
- 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh mỏi mắt là gì?
- 3. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị bệnh mỏi mắt
- 4. Phương pháp điều trị bệnh mỏi mắt
- 5. Biến chứng của bệnh mỏi mắt
- 6. Phòng tránh bệnh mỏi mắt
- 7. Cách ăn uống cho bệnh nhân mỏi mắt
- 8. Các câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh mỏi mắt
- 9. Hình ảnh của bệnh mỏi mắt
1. Bệnh mỏi mắt là gì?
Mỏi mắt hay còn gọi là nhức mắt là tình trạng phổ biến. Tình trạng mỏi mắt được dùng để miêu tả những triệu chứng mà nhiều người gặp phải khi mắt họ mệt mỏi, làm việc với cường độ cao như lái xe đường dài, đọc sách quá lâu, nhìn lâu vào màn hình máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử.
Hiện tượng mỏi mắt có thể khiến bạn khó chịu nhưng chúng sẽ biến mất nếu bạn thư giãn mắt hay thực hiện một số bước làm mắt giảm mệt mỏi.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh mỏi mắt là gì?
Những dấu hiệu đơn giản mà bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh mỏi mắt gồm:
- Mắt đau hoặc kích thích.
- Mắt khô hoặc chảy nước.
- Khó tập trung.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Mắt mờ hoặc nhìn thấy hai hình.
- Cổ, vai hoặc lưng đau.
Có thể có những triệu chứng không được liệt kê. Nếu bạn có bất kỳ quan tâm nào về các triệu chứng cần liên hệ đến bác sĩ để được giải đáp.
Mỏi mắt mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc kéo dài nhưng nếu nặng hơn có thể gây khó chịu và khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng tập trung.
Mỏi mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi cả người lớn và trẻ em
3. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị bệnh mỏi mắt
3.1. Nguyên nhân gây bệnh mỏi mắt
Các bác sĩ chuyên khoa mắt cho rằng, bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi mắt phải hoạt động đều có thể gây ra tình trạng mỏi mắt bao gồm:
- Lái xe.
- Đọc hiểu.
- Viết.
- Tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc nhíu mày để nhìn trong ánh sáng mờ.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân phổ biến gây mỏi mắt là nhìn lâu vào các thiết bị điện tử, ví dụ như: Điện thoại cảm ứng, sử dụng màn hình máy tính lâu, chơi điện tử,...
3.2. Đối tượng dễ mắc bệnh mỏi mắt
Mỏi mắt có thể gặp ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên những đối tượng sau cần lưu ý vì có khả năng cao bị mỏi mắt hơn những đối tượng còn lại:
- Người thường xuyên sử dụng máy tính, làm việc với máy tình hàng ngày.
- Những người có tật khúc xạ, chẳng hạn như loạn thị, cận thị hoặc viễn thị.
- Học sinh, sinh viên, dân văn phòng…
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường điều hòa không khí hay không khí khô hoặc không khí di chuyển từ sưởi ấm.
Mỏi mắt thường xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính
4. Phương pháp điều trị bệnh mỏi mắt
Các bác sĩ hỏi về các triệu chứng mắt bạn đang gặp phải, khám mắt, bao gồm khám thị lực để chẩn đoán có phải bạn đang bị bệnh mỏi mắt hay không để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Khi đã xác định được bệnh nhân mắc bệnh mỏi mắt, các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp, trong đó phương pháp điều trị chủ yếu:
- Thay đổi các thói quen hàng ngày hoặc môi trường để điều trị tình trạng khô mắt.
- Một số đối tượng có thể cần đến các liệu pháp điều trị phần dưới mắt.
- Đeo kính trong một số hoạt động cụ thể như đọc sách hay sử dụng máy tính nhằm giảm mỏi mắt.
- Thực hiện các bài tập thư giãn mắt thường xuyên để giúp mắt tập trung ở các khoảng cách khác nhau.
Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đeo kính trong một số hoạt động cụ thể như đọc sách hay sử dụng máy tính
5. Biến chứng của bệnh mỏi mắt
Mỏi mắt mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc lâu dài, nhưng chúng có thể gây rối và khó chịu.
- Mỏi mắt có thể khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng tập trung.
Trong một số trường hợp, bạn có thể mất hàng ngày đối với tất cả các triệu chứng mỏi mắt thuyên giảm sau khi đã thực hiện bước để thay đổi môi trường, hoạt động hoặc xử lý bất kỳ nguyên nhân cơ bản.
Mỏi mắt có thể khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng tập trung.
6. Phòng tránh bệnh mỏi mắt
Mỗi người có thể làm chủ đôi mắt, giúp mắt khỏe đẹp và phòng ngừa được các nguy cơ mỏi mắt bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống như:
- Đảm bảo vị trí thích hợp: Điều chỉnh màn hình máy tính hoặc sử dụng ghế có thể thay đổi vị trí để đảm bảo góc nhìn tốt.
- Điều chỉnh độ sáng phù hợp: Khi đọc sách hoặc xem ti vi, máy tính, điện thoại,… bạn nên đảm bảo ánh sáng ở mức dễ chịu cho mắt.
- Điều chỉnh độ phân giải màn hình phù hợp.
- Vệ sinh màn hình sạch sẽ.
- Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên.
- Bổ sung vitamin.
- Khoảng cách giữa vị trí màn hình máy tính đến mắt cần ít nhất là 20 inch (51 cm), trong đó khoảng cách từ 35 - 40 inches (89 - 102 cm) được xem là khoảng cách lý tưởng.
- Đặt bàn phím trực tiếp ở phía trước màn hình và giữ tài liệu tham khảo gần đó giúp đôi mắt không phải liên tục điều chỉnh.
- Nhấp nháy để làm mới đôi mắt, nhấp nháy sẽ giúp bạn sản xuất nước mắt để làm ẩm và bôi trơn đôi mắt.
- Sử dụng nước mắt nhân tạo.
Lưu ý: Loại đèn huỳnh quang thường được sử dụng trong văn phòng thường quá mạnh với hầu hết mọi người, do đó bạn nên sử dụng loại bóng đèn công suất thấp để giảm độ chói.
Lưu ý khoảng cách giữa vị trí màn hình máy tính đến mắt để phòng mỏi mắt
7. Cách ăn uống cho bệnh nhân mỏi mắt
7.1. Bệnh nhân mỏi mắt nên ăn gì?
Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định bạn có khỏe mạnh hay không. Đối với bệnh mỏi mắt cũng không ngoại lệ. Bạn cần nhớ rằng điều đầu tiên trong việc giúp đôi mắt luôn khỏe đẹp, hạn chế mỏi, khô mắt chính là nên uống nhiều nước.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng bổ sung nước từ đồ ăn hay nước ép các loại hoa quả…
- Người mỏi mắt nên ăn các thực phẩm chứa nhiều axit béo omega – 3. Loại axit này bạn có thể tìm thấy trong dầu cá hồi, cá mòi hay cá ngừ,...
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin.
- Bổ sung một số loại rau không chỉ có công dụng cải thiện thị lực mà còn chống mỏi mắt, khô mắt như rau cải xoăn, rau bina,... Sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin A này không chỉ giúp bảo vệ tế bào mắt mà còn giúp mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày.
- Ăn nhiều cà rốt, quả óc chó,...
- Bổ sung các thực phẩm như trứng, gan, cá hồi, cà rốt, dầu ô liu, các loại rau xanh đậm như rau ngót, mồng tơi, rau đay, …
7.2. Bệnh nhân mỏi mắt không nên ăn gì?
Hiện chưa có các nghiên cứu cụ thể về việc bị mỏi mắt không nên ăn gì, tuy nhiên không vì thế mà bạn ăn uống không khoa học.
- Việc mỏi mắt bắt nguồn từ nguyên nhân khô mắt nên bạn hạn chế ăn các đồ ăn, gia vị cay nóng như tiêu, ớt,… hay đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, cafe,…
- Không ăn các đồ ăn chiên, rán, xào chứa nhiều dầu mỡ.
- Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
Hạn chế ăn các đồ ăn, gia vị cay nóng như tiêu, ớt,… hay đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia,...
8. Các câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh mỏi mắt
Bệnh mỏi mắt có chữa được không?
Bệnh mỏi mắt hoàn toàn có thể chữa được nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt trở nên lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày. Trong các trường hợp cụ thể cần đeo kính để giảm độ mỏi mắt cũng như bảo vệ mắt.
Bệnh mỏi mắt có lây không?
Căn cứ vào nguyên nhân gây mỏi mắt cũng như các nghiên cứu được thực hiện thì bệnh mỏi mắt không thể lây từ người này sang người khác. Do đó bạn có thể yên tâm và điều trị chúng dứt điểm.
Bệnh mỏi mắt có di truyền không?
Mỏi mắt không phải là một bệnh hay tình trạng nghiêm trọng và là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống do mắt phải làm việc quá sức. Đặc biệt đây cũng là căn bệnh không có tính di truyền nên bạn không cần quá lo lắng.
Tình trạng mỏi mắt sẽ thuyên giảm và khỏi nếu bạn thay đổi môi trường làm việc, sinh hoạt, học tập đúng cách cũng như không nhìn chằm chằm vào một vật gì đó quá lâu và cung cấp đầy đủ dưỡng chất để vừa có một sức khỏe tốt, vừa có một đôi mắt khỏe đẹp. Khám mắt định kỳ cũng là giải pháp hiệu quả giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
9. Hình ảnh của bệnh mỏi mắt
Mỏi mắt không phải là một bệnh hay tình trạng nghiêm trọng và là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống do mắt phải làm việc quá sức.
Tình trạng mỏi mắt sẽ thuyên giảm và khỏi nếu bạn thay đổi môi trường làm việc, sinh hoạt, học tập đúng cách
Căn cứ vào nguyên nhân gây mỏi mắt cũng như các nghiên cứu được thực hiện thì bệnh mỏi mắt không thể lây từ người này sang người khác. Do đó bạn có thể yên tâm và điều trị chúng dứt điểm.