Bệnh nhi được phẫu thuật tim khi mới 3 ngày tuổi

20/08/2019 - 20:13
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) vừa phẫu thuật tim hở thành công cho bệnh nhi mới 3 ngày tuổi bị tím tái ngay sau khi rời bụng mẹ và mắc bệnh lý tim mạch hiếm gặp.
Theo đó, bệnh nhi được chẩn đoạn bị chuyển chuyển vị đại động mạch từ trong bào thai, lúc khoảng 22 tuần tuổi và theo dõi thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ. Sản phụ đã đến đăng ký siêu âm tim thai và tham vấn tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
 
Khi gần cuối thai kỳ, thai nhi được kiểm tra kỹ tim thai. Các bác sĩ xác định, sau sinh, bé sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 với tiên lượng phải truyền thuốc và làm thông tim mở vách liên nhĩ trước khi phẫu thuật triệt để.
 
Bé chào đời vào ngày 6/8 tại Bệnh viện Từ Dũ, nặng hơn 3,1kg. Ngay sau khi chào đời, bé xuất hiện tím dần, được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 và lập tức được hỗ trợ hô hấp, đánh giá cấu trúc giải phẫu, truyền thuốc duy trì ống động mạch.
 
 
cuu-benh-nhi.jpg
Sau 11 ngày nằm hồi sức, bé đã ổn định và chuẩn bị xuất viện. 

 

Đến ngày 7/8, bé ngày càng tím, sốc, toan chuyển hóa và nhận thấy máu đỏ không thể trộn đủ ở tầng nhĩ. Ê-kíp tim mạch tiến hành hội chẩn và quyết định làm thông tim mở vách liên nhĩ cấp cứu. Cuộc phẫu thuật được thực hiện vào ngày 8/8 đã giúp trái tim của bé được phẫu thuật triệt để, chuyển gốc 2 đại động mạch về vị trí bình thường. Sau 11 ngày nằm hồi sức, bé ổn định và chuẩn bị xuất viện.
 
Chuyển vị đại động mạch là bệnh lý 2 gốc động mạch nối ngược bên nhau, bình thường động mạch phổi nối với thất phải đưa máu đen từ thất phải lên phổi để lấy oxy, giúp máu đen biến thành máu đỏ, máu đỏ về tim trái và qua động mạch chủ đi nuôi cơ thể. Vì 2 đại động mạch này hoán đổi vị trí của nhau nên sau sinh khi bé tự thở, nguồn oxy do máu mẹ cung cấp bị cắt, toàn thân của bé sẽ tím vì được nuôi bằng máu đen.
 
Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 có khoảng 20 - 30 bệnh nhân bị chuyển vị đại động mạch và có khoảng hơn 100 ca đã mổ với kết quả tốt. Hầu hết các bệnh nhi đều đến bệnh viện trong tình trạng tím nặng khi không được chẩn đoán tiền sản. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm