"Bệnh nụ hôn" ở thanh thiếu niên và cách điều trị

Nguyễn Hạnh
09/05/2022 - 18:30
"Bệnh nụ hôn" ở thanh thiếu niên và cách điều trị
Mono - bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là một bệnh truyền nhiễm, đôi khi được gọi là "bệnh nụ hôn" do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. EBV có trong cơ thể của 97% người lớn, các đối tượng chủ yếu mắc bệnh này là thanh thiếu niên.

Rebekah Diamond, MD, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố New York, Phó Giáo sư nhi khoa tại Đại học Columbia, cho biết bệnh bạch cầu đơn nhân, còn được gọi là "bệnh nụ hôn", là một bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, các đối tượng chủ yếu mắc bệnh này là thanh thiếu niên. Tuy nhiên, ngay cả trẻ rất nhỏ cũng có thể mắc bệnh do dùng chung chén, đĩa, thìa, đồ chơi với người bị bệnh hoặc bị người thân có vi rút hôn.

Triệu chứng bệnh mono

Sau khi nhiễm EBV thường không có triệu chứng gì. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 4-6 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng của mono tương tự như cảm lạnh thông thường: đau họng, sưng hạch (ở cổ, bẹn...), sốt, phát ban…

"Bệnh nụ hôn" ở thanh thiếu niên và cách điều trị - Ảnh 1.

Sưng hạch là một trong những triệu chứng của bệnh mono.

Đây là một trong những lý do khiến mọi người nghĩ bệnh mono rất dễ lây lan, mặc dù thực tế không phải vậy. Các triệu chứng trên thường kèm theo mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu, mất vị giác và cảm giác lá lách sưng to.

Vivek Cherian MD, bác sĩ nội khoa tại Chicago cho biết: Bệnh mono thực sự không lây nhiễm như cảm lạnh thông thường hay như các bệnh khác. Tuy nhiên, virus này có thể tồn tại trong cơ thể một thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh trong vài tháng sau khi lây nhiễm, trong thời gian đó nó có thể lây lan sang những người khác.

Điều đặc biệt của căn bệnh này là trẻ mắc bệnh càng ít tuổi thì các triệu chứng càng nhẹ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh thường chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì.

Chẩn đoán và điều trị

Có nhiều bệnh do virus khác có triệu chứng tương tự như bệnh này nên xét nghiệm máu ở trẻ nhỏ chưa chắc đã chính xác.

Do virus không đáp ứng với điều trị kháng sinh, lựa chọn điều trị tốt nhất là điều trị các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường: nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng biến chứng thường gặp nhất của bệnh này là tổn thương lá lách, đây là một cấp cứu ngoại khoa khá nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyến cáo trẻ em hoặc người lớn bị tình trạng này nên tránh tập thể dục trong vòng 1 tháng, vì chỉ cần chạm vào lá lách đang sưng lên cũng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Các biến chứng khác bao gồm viêm gan, vàng da và sưng amidan. Nếu trẻ bị đau họng gây khó thở, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay.

Nguồn: Verywell family
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm