Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể chữa khỏi được không?

PV
19/11/2021 - 10:00
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mạn tính đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của phản ứng viêm bất thường của đường thở và/hoặc phế nang do phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại.. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm khí phế thủng và viêm phế quản mạn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể chữa khỏi được không? - Ảnh 1.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong với 3,23 triệu ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2019.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể chữa khỏi được không? - Ảnh 1.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tuổi trên 40 là 4,2% trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9% và chỉ có 4,3% dân số đã từng nghe về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đôi khi, người bệnhkhông có biểu hiện lâm sàng như ho, khạc đờm hay khó thở, đây là vấn đề khó khăn trong phát hiện sớm COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPDcó nguy hiểm không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đời sống và kinh tế của người bệnh và gia đình. Với đặc điểm là bệnh mạn tính, tiến triển thường xuyên, nặng dần với nhiều biến chứng sẽ làm cho người bệnh suy giảm chức năng phổi, hạn chế hoạt động thể lực, suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế và có thể tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhgây nhiều biến chứng nặng nề tại phổi và ngoài phổi: tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim, loạn nhịp tim, đa hồng cầu.

Biến chứng thần kinh: thường gặp là đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn ý thức. Thêm vào đó, người bệnh thường mất tập trung, mau quên, giảm hoặc mất khả năng làm việc trí óc.

Người bệnh thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện và ở nhà, ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình bởi chi phí điều trị bệnh cũng như giảm thu nhập do nghỉ việc. Mặt khác, người bệnh cũng như người trong gia đình luôn ở trạng thái lo lắng về bệnh tật và có thể mắc các bệnh như suy nhược thần kinh, trầm cảm...

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục nên COPD là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn.Mặc dù vậy,người bệnhvẫn có thể có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Thông thường việc điều trị sẽ ưu tiên 2 mục tiêu chính sau đây:

Giảm triệu chứng (giảm đờm, giảm ho, giảm khó thở); cải thiện khả năng vận động và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ngăn bệnh tiến triển, phòng và điều trị các đợt cấp, giảm tỷ lệ tử vong (giảm các yếu tố nguy cơ).

Những lưu ý dành cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chịu nhiều tác động của các yếu tố môi trườngdo đó cần lưu ý một số vấn đề về chế độ sinh hoạt, luyện tập, môi trường sống để kiểm soát bệnh hiệu quả:

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói, bụi tránh lạnh đột ngột, vệ sinh răng miệng để đề phòng nhiễm trùng đường hô hấp trên; khi nhiễm trùng đường hô hấp trên thì cần điều trị ngay.

Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, tăng huyết áp....

Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất đạm, giàu vitamin A, D, E và khoáng chất (hoa quả, rau xanh...).

Có chế độ nghỉ ngơi, kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu (hô hấp liệu pháp), thể dục rèn luyện thể lực hợp lý theo chỉ định và hướng dẫn dẫn của bác sĩ.

Tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD thông qua tư vấn của bác sĩ hoặc thông quanhững kênhtruyền thônguy tín.

Thực hiện điều trị bệnh một cách tổng hợp (dùng thuốc, tập thở, dinh dưỡng, cai thuốc lá....) và tuân thủ điều trị đều đặn.

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nội dung trong chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể chữa khỏi được không? - Ảnh 2.

Ảnh: ADCREW

Chăm Sóc Sức Khỏe Việt là dự án nằm trong chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm (BKLN), do Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế và công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) phối hợp thực hiện, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ mắc một số BKLN phổ biến cũng như chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt BKLN. Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam, đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19.Kết nối với chương trình qua Fanpage (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y Tế Dự Phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage Chăm sóc sức khỏe Việt để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Nguồn: Davipharm
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm