Bệnh tay chân miệng có lây không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Anh Dũng
10/12/2020 - 07:29
Bệnh tay chân miệng có lây không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Bệnh tay chân miệng có lây không và những đối tượng nào dễ mắc bệnh là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là với người đang chăm sóc trẻ nhỏ.

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nó có khả năng lây lan nhanh và có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4, tháng 9 đến tháng 12 ở đất nước có khí hậu cận nhiệt đới như Việt Nam.

Đây là bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, rất nhiều người quan tâm tìm hiểu về nguyên nhân cũng như thắc mắc liệu bệnh tay chân miệng có lây không?

Người mắc bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, chán ăn, đau họng và cảm thấy người mệt mỏi. Đặc biệt các mụn nước xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong niêm mạc miệng là những dấu hiệu điển hình.

Một số người cũng có thể bị mụn rời rạc trên đầu gối, khuỷu tay, mông và vùng sinh dục, các vết mụn có thể phồng rộp và loét. Bệnh tay chân miệng khá phổ biến và thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.

Giải đáp thắc mắc bệnh tay chân miệng có lây không và những đối tượng nào dễ mắc bệnh? - Ảnh 2.

Mụn nước ở lòng bàn tay, chân là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

1. Bệnh tay chân miệng có lây không?

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp và tiêu hoá, mũi và cổ họng như dịch mũi, dịch hầu họng, nước bọt. Thêm vào đó, virus cũng có thể phát tán ra ngoài môi trường qua phân của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có thể lây lan do virus có trong những giọt bắn khi người mắc bệnh hắt hơi hoặc ho. Những giọt chứa virus này bám vào các đồ vật, gián tiếp lây bệnh cho người khỏe mạnh nếu họ cầm đồ vật đó lên rồi đưa tay vào miệng hoặc chạm vào mặt.

Một người bệnh có thể lây nhiễm bệnh cho người khác trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng phát triển và khả năng lây lan cao nhất trong tuần đầu tiên sau khi phát bệnh.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát tán virus ra ngoài môi trường trong nhiều tuần sau khi các triệu chứng và dấu hiệu thuyên giảm. Một số người, đặc biệt là ở người trưởng thành có thể không xuất hiện triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho cộng đồng..

2. Những ai có khả năng lây nhiễm bệnh tay chân miệng?

Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra nên có khả năng lây lan cao. Nó cũng rất phổ biến và thường sẽ lây lan trong toàn bộ gia đình nếu có người mắc bệnh.

Thông thường, bệnh tay chân miệng ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên do đây là một bệnh truyền nhiễm do virus Coxsackievirus A chủng từ 2 đến 8,10,12,14, 16; Coxsackievirus B chủng 1, 2, 3, 5 và Enterovirus 71 nên vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn.

Giải đáp thắc mắc bệnh tay chân miệng có lây không và những đối tượng nào dễ mắc bệnh? - Ảnh 3.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất (Ảnh: Internet)

Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể có khả năng nhiễm bệnh tay chân miệng nếu không được phòng ngừa cẩn thận và đúng cách.

3. Bệnh nhân đã mắc bệnh tay, chân, miệng có nguy cơ tái mắc bệnh hay không?

Các nhà khoa học đã tìm ra được có hơn 70 loại virus trong nhóm virus có khả năng gây ra bệnh tay, chân, miệng. Trên thực tế, có những người sau khi đã mắc bệnh sẽ có được khả năng miễn dịch lâu dài và sự miễn dịch đó có thể kéo dài trong vài thập kỷ. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể tái mắc bệnh nếu nhiễm các loại virus khác nhau trong nhóm virus gây bệnh. Do đó, vẫn có những người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần cho đến khi đạt được miễn dịch hoàn toàn.

4. Làm thế nào để ngăn chặn tay chân miệng lây lan?

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và con trẻ khỏi bệnh tay chân miệng, mọi người cần lưu ý thực hiện những biện pháp như sau nhằm giữ vệ sinh thật tốt:

- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó vứt cẩn thận vào thùng rác.

- Tránh dùng chung đồ ăn/thức uống, dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng hoặc khăn tắm với người khác.

- Đảm bảo rằng đồ chơi hoặc đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bị nhiễm bẩn do dịch tiết mũi hoặc miệng phải được khử trùng trước khi sử dụng lại.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicinenet.com/is_hand_foot_and_mouth_disease_hfmd_contagious/article.htm

https://health.clevelandclinic.org/5-things-you-should-know-about-hand-foot-and-mouth-disease/


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm