Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh

Trang Ly
29/09/2022 - 18:06
Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh
Vài ngày sau vụ va chạm thần tốc giữa tàu vũ trụ DART và tiểu hành tinh Dimorphos, NASA đã có trong tay những bức ảnh ban đầu về hiện trường cách Trái Đất 11 triệu km.

Vài ngày sau sự kiện đi vào lịch sử vũ trụ của NASA thành công: Sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) - cho tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos cách Trái Đất 11.000.000 km với tốc độ 22.500 km/giờ - hệ thống camera và vệ tinh đi cùng tàu vũ trụ DART (bao gồm DRACO và LICIACube) đã chụp được những bức ảnh quý giá, cho thấy tiểu hành tinh Dimorphos kích thước bằng sân bóng đá trước và sau khi bị bắn phá, và truyền về Trái Đất.

Cùng với đó là các hình ảnh thu được từ hệ thống kính viễn vọng mặt đất, đã qua xử lý của các nhà thiên văn học quốc tế; và hình ảnh ban đầu của Kính viễn vọng không gian James Webb.

Tất nhiên, vẫn còn sớm để thu thập dữ liệu, đánh giá kết quả của vụ va chạm, tuy nhiên, những hình ảnh ban đầu truyền về Trái Đất ở khoảng cách 11 triệu km này là cả một quá trình đáng kinh ngạc. Hãy cùng theo dõi:

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 1.

Hình ảnh cận cảnh bề mặt tiểu hành tinh Dimorphos được camera DRACO của tàu vũ trụ DART chụp trước khi nó va chạm với tiểu hành tinh này. Nguồn: NASA/Johns Hopkins APL

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 2.

Cặp tiểu hành tinh mà NASA nhắm tới. Didymos, rộng 780 mét, được phát hiện vào năm 1996 và Dimorphos - mặt trăng của Didymos, rộng 160 mét, được phát hiện 7 năm sau đó. Hình ảnh này được chụp 2,5 phút trước khi tàu DART va chạm và ở khoảng cách 920 km đến tiểu hành tinh mục tiêu (Dimorphos). Camera DRACO chụp một hình ảnh mỗi giây, trong khi tàu DART đang di chuyển với tốc độ 22.500 km/giờ. Nguồn: NASA/Johns Hopkins APL

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 3.

Đây là hình ảnh hoàn chỉnh cuối cùng của tiểu hành tinh Dimorphos, được chụp khi tàu DART còn cách mục tiêu 12 km và 2 giây trước khi va chạm. Hình ảnh cho thấy Dimorphos là một "đống gạch vụn" hình quả trứng - một tiểu hành tinh được kết dính với nhau một cách yếu ớt bởi các tập hợp mảnh vỡ lỏng lẻo, bao gồm các mảnh vụn của tiểu hành tinh và mặt trăng bị vỡ. Nguồn: NASA/Johns Hopkins APL

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 4.

Cận cảnh bề mặt tiểu hành tinh Dimorphos - nơi tàu vũ trụ DART thực hiện sứ mệnh "cảm tử" của mình. Vì tàu vũ trụ DART có kích thước nhỏ hơn tiểu hành tinh Dimorphos khoảng 100 lần, vì vậy nó không thể xóa sổ tiểu hành tinh này. Thay vào đó, các nhà khoa học hy vọng vụ va chạm của DART có thể thay đổi tốc độ và đường đi của tiểu hành tinh trong không gian. Nhóm kỹ sư DART đã so sánh vụ va chạm này với một chiếc xe gôn (golf cart) đâm vào một trong những Đại Kim tự tháp Giza. Nguồn: NASA/Johns Hopkins APL

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 5.

Hình ảnh do camera của vệ tinh LICIACube chụp được vài phút sau vụ va chạm có chủ đích trong sứ mệnh Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART) của NASA với tiểu hành tinh mục tiêu của nó, Dimorphos, được chụp vào ngày 26 tháng 9 năm 2022. Nguồn: ASI / NASA

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 6.

Cảnh quan tuyệt đẹp về vụ va chạm này đã được chụp bởi vệ tinh LICIACube, nơi cách Dimorphos chưa đầy 55 km vào thời điểm đó. Vệ tinh LICIACube có 2 camera quang học là: LUKE (LICIACube Unit Key Explorer) và LEIA (LICIACube Explorer Imaging for Asteroid). Đây là công nghệ của Cơ quan Vũ trụ Italia, hợp tác với NASA, để ghi lại ảnh hưởng của tác động của DART, ghi lại những hình ảnh độc đáo về bề mặt tiểu hành tinh cũng như của mảnh vỡ bắn ra từ miệng hố va chạm. Nguồn: ASI/NASA

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 7.

Một chùm tia sáng phức tạp và lớn bất thường từ tiểu hành tinh do vụ va chạm với tàu DART. Nhà khoa học hành tinh Phil Metzger của Đại học Central Florida (Mỹ) cảm nhận: “Tôi bị sốc bởi quang cảnh trước mắt [vật liệu bị hất tung lên do va chạm]. Trong các thí nghiệm va chạm trong phòng thí nghiệm thông thường để mô phỏng các tác động của tiểu hành tinh "Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy". Nguồn: ASI/NASA

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 8.

Một góc nhìn khác về tác động của vụ va chạm, được chụp bởi camera của vệ tinh LICIACube. LICIACube nặng 14 kg này đã sử dụng một thiết bị theo dõi tự động để giữ hai camera của nó quan sát tỉ mỉ 'nhất cử nhất động' của tiểu hành tinh mục tiêu. Nguồn: ASI/NASA

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 9.

Bí ẩn kỳ lạ của chùm tia sáng va chạm sẽ rất được các nhà khoa học quan tâm, họ chắc chắn sẽ nghiên cứu rất chi tiết về nó. Những hiểu biết sâu sắc thu được sẽ làm sáng tỏ về tiểu hành tinh, chẳng hạn như thành phần và thể tích của nó. Vệ tinh LICIACube đã chụp khoảng 600 hình ảnh trong suốt cuộc va chạm, hiện nó đang trong quá trình liên kết và truyền tải dữ liệu về Trái Đất. Những hình ảnh này chỉ là bước khởi đầu... Nguồn: ASI/NASA

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 10.

Loạt hình ảnh này cho thấy sự tiến triển của chùm tia sáng trong 20 phút sau vụ va chạm. Nó được chụp bởi Đài quan sát Klein Karoo ở Nam Phi, với sự hợp tác của Dự án Kính viễn vọng Ảo của Italia. Từ khoảng cách này, hệ thống tiểu hành tinh đôi xuất hiện dưới dạng một chấm duy nhất trong hình ảnh kính thiên văn. Nguồn: Gianluca Masi (Dự án Kính viễn vọng Ảo, Ý) và Berto Monard (Đài quan sát Klein Karoo, Nam Phi)

Hình ảnh động trên được các nhà thiên văn học ghép lại với nhau bằng dự án ATLAS ở Hawaii. Các hình ảnh chụp trên mặt đất cho thấy một cách nhất quán chùm tia đang phát triển di chuyển theo hướng của tiểu hành tinh. Hệ thống tiểu hành tinh đôi này mất 38 giây để ánh sáng của nó đến được Trái Đất. Nguồn: ATLAS Project/Gizmodo


Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 11.

Nhà thiên văn học người Ý Ernesto Guido và các đồng nghiệp đã sử dụng kính thiên văn 0,6 mét do Đài quan sát Telescope Live ở Chile vận hành để chụp hình ảnh đường cong ánh sáng này (cho thấy cường độ ánh sáng của một vật thể) khoảng 29 giờ sau khi va chạm. Một cái đuôi ánh sáng có thể nhìn thấy trong hệ thống tiểu hành tinh đôi Didymos-Dimorphos. Nguồn: E. Guido, M. Rocchetto, G. Savini, S. Fossey, Telescope Live

Bí ẩn kỳ lạ nhất sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy - Ảnh 12.

Hình ảnh sơ bộ từ Kính viễn vọng không gian James Webb về vụ va chạm giữa tàu DART và tiểu hành tinh Dimorphos. Kính James Webb, đang hoạt động tại điểm Lagrange thứ hai của Mặt Trời-Trái Đất, khi đó cách Didymos khoảng 9,7 triệu km. Để có cái nhìn sâu hơn, tỉ mỉ hơn về vụ va chạm có 1-0-2 này, các nhà khoa học đang triển khai một loạt kính viễn vọng không gian (như kính James Webb, kính Hubble và sứ mệnh Lucy của NASA); cũng như triển khai thêm Sứ mệnh Hera của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) vào năm 2024; đồng thời kết hợp quan sát từ hệ thống các kính viễn vọng/đài quan sát ở mặt đất. Đây là một dự án dài hơi nhằm tìm hiểu tác động của tàu vũ trụ đối với tiểu hành tinh, kể từ đó thiết lập một chiến lược bảo vệ Trái Đất khỏi tiểu hành tinh/thiên thạch trong tương lai hiệu quả hơn. Nguồn: Kính viễn vọng không gian James Webb/NASA

Bài viết sử dụng nguồn: NASA, Gizmodo

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm