pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bí ẩn về loài cây có từ thời tiền sử vẫn "sống khỏe" tại châu Phi
Kilimanjaro, ngọn núi cao nhất ở châu Phi, là một nơi khá hấp dẫn đỗi với giới khoa học cũng như những người ưa khám phá. Khi leo lên ngọn núi này, khí hậu cũng như cảnh quan của nó sẽ dần thay đổi và trở nên khác lạ rất nhiều khi so với chân núi. Bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp các loài cây đột biến hoặc quý hiếm và hầu như không tìm thấy ở nơi nào khác.
Một trong những loài nổi bật nhất là loài cỏ khổng lồ Kilimanjaro (Dendrosenecio kilimanjari), một loài thực vật đã có từ thời tiền sử, chúng đã tiến hóa cách đây khoảng một triệu năm và trông giống như một loài lai giữa cây xương rồng bị đốt cháy và quả dứa.
Dendrosenecio kilimanjari chỉ mọc trên núi Kilimanjaro, ở độ cao 14.000-16.000 feet (4300-5000 mét), nơi có nhiệt độ trung bình dưới 0 độ C.
Những cây này phát triển chậm nhưng có thể đạt chiều cao 30 feet (9 mét).
Những người châu Âu đầu tiên đến phần trên của Kilimanjaro vào nửa sau của thế kỷ 19. Khi đi xuyên qua khu rừng rậm rạp, họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra những lùm cây kỳ lạ này.
Loài cây Dendrosenecio kilimanjari được HHJohnston mô tả lần đầu tiên vào năm 1884. Loài cây này cao tới 10 m, nó tạo thành một thân gỗ (đường kính tới 40 cm) với những chiếc lá lớn hình hoa thị trên đỉnh. Những thân cây này phân nhánh sau khi ra hoa và theo thời gian phát triển tương tự như những cây nến khổng lồ. Cây trưởng thành có thể có tới 80 nhánh.
Loài cây kỳ lạ này là một thành viên của gia đình bồ công anh và các nhà khoa học cho rằng chúng tiến hóa từ một loài cây thông thường khoảng 1 triệu năm trước. Có thể chúng ban đầu là một loài cây hình thành dưới mặt đất, nhưng theo thời gian, hạt giống của chúng đã dần được đưa lên các ngọn núi cao và cuối cùng biến thành một loài mới.
Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, nơi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới mức đóng băng, loài cây khổng lồ này đã tiến hóa khả năng tích trữ nước trong thân của chúng, với những chiếc lá đóng lại khi trời quá lạnh.
Bên cạnh khả năng "chống đóng băng" tự nhiên, những cây này còn sở hữu khả năng tự cách nhiệt thông qua những tán lá khô héo và chết (đó là một phần lý do tại sao chúng trông rất khác thường).
Kilimanjaro với 3 chóp núi lửa hình nón, Kibo, Mawensi và Shira, là một núi lửa dạng tầng không hoạt động ở đông bắc Tanzania. Mặc dù không phải là núi cao nhất thế giới, nhưng Kilimanjaro lại là ngọn núi đứng một mình cao nhất thế giới và là đỉnh núi cao nhất châu Phi.
Được mệnh danh là hòn đảo trên bầu trời, Kilimanjaro có sự đa dạng sinh học khổng lồ với các loài đặc hữu bao gồm các loài Dendrosenecio và hệ thực vật khác thích nghi sống trong các điều kiện núi cao.