Trong cùng một khoảng thời gian, TS nào biết khoanh vùng phạm vi, làm ít nhưng dành trọn vẹn điểm cho câu hỏi đó sẽ tốt hơn những TS làm dàn trải nhưng không chắc đúng hoặc mắc lỗi - Ảnh: Bích Ngọc. |
Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh (TP HCM), người có nhiều bài viết giáo dục trên facebook cá nhân Pham Phuc Thinh cho rằng: Các TS hoàn toàn có thể vượt qua những kỳ thi quan trọng chỉ bằng tự học mà không cần phải học thêm. Điều quan trọng là TS phải biết tự học và có thể học được ở mọi lúc, mọi nơi. Trước tiên TS cần nắm thật chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK). Khi làm bài thi, các em tùy vào sức học của mình, hãy tập trung làm thật tốt những câu hỏi cơ bản, sau mới nâng dần lên những câu hỏi khó.
Nếu TS không làm được câu dành cho TS giỏi cũng không sao. “Trong cùng một khoảng thời gian, TS nào biết khoanh vùng phạm vi, làm ít nhưng dành trọn vẹn điểm cho câu hỏi đó sẽ tốt hơn những TS làm dàn trải nhưng không chắc đúng hoặc mắc lỗi”.
Với 3 môn thi (theo khối thi ĐH), TS đã cầm chắc từ 19 đến 24 điểm, đủ để vào được nhiều trường ĐH có thương hiệu. Cũng theo Thạc sĩ Thịnh, hiện nay, các video clip dạy luyện thi trên mạng internet có rất nhiều. TS chỉ cần nghe 2 đến 3 clip mỗi tối đều đặn cũng là một cách học hiệu quả, không tốn tiền, cũng không gây áp lực. Ngoài ra, các em nên dành thời gian đọc báo, xem tivi để có thêm kiến thức xã hội. Đây cũng là chiến thuật thạc sĩ Thịnh đang áp dụng cho hai con của mình rất thành công.
* Để xét tốt nghiệp THPT, TS phải thi 3 môn bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ, 1 môn tự chọn trong số 5 môn (Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học). * Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4/7/2016. Mỗi ngày thi 2 môn, lần lượt như sau: Toán - Ngoại ngữ; Ngữ văn - Vật lý; Địa lý - Hóa học; Lịch sử - sinh học. Các môn thi tự luận (Toán, Văn, Địa, Sử) làm bài trong 180 phút; môn trắc nghiệm Vật lý, Hóa học, Sinh học làm bài trong 90 phút; Ngoại ngữ vừa thi viết, vừa thi trắc nghiệm. * Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016 tương tự như đề thi THPT quốc gia năm 2015 gồm 60% câu hỏi cơ bản, 40% câu hỏi mức độ khó tăng dần. Đề thi bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12, không đánh đố, lắt léo. Đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong một đề thi xã hội có cả kiến thức môn Lịch sử, Địa lí, Sử sẽ giảm học thuộc lòng...). Đề thi môn khoa học tự nhiên như sẽ tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức của học sinh bao gồm kiến thức vật lý, hóa học, sinh học. |