Bình tĩnh gỡ rối khi con sa vào thú chơi lạ

27/02/2017 - 15:32
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện con đang bị vướng vào các thú chơi lạ (ma túy trá hình) thì cha mẹ nên làm gì? Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia.

Thấy con có dấu hiệu lạ, cha mẹ phải sát sao hơn

Đó là lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Theo bác sĩ Tuấn:  “Khi con bắt đầu lớn, nếu cha mẹ để ý hơn đến con thì rất dễ dàng nhận ra ở con sẽ có những nhóm bạn, tạm thời được chia thành 2 dạng là bạn tích cực và bạn tiêu cực.

Khi quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè, sinh hoạt hàng ngày của con là sẽ có thể phát hiện ra được kịp thời các dấu hiệu rằng trong nhóm bạn của con, sẽ có những đứa tiêu cực và dùng các chất kích thích.

Nếu muốn biết con đã bị vướng vào chưa, cha mẹ cũng cần quan sát và có thể căn cứ vào một số biểu hiện sau: Thứ nhất, với ma túy đá hoặc cần sa, là dạng ma túy kích thích. Nếu dùng loại này thì sẽ khiến trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ngủ không nổi. Khi trẻ đã nghiện nặng thì có thể đứng ngồi không yên, đi lại, nói cười hoặc mắc phải hội chứng trầm cảm… Có trường hợp bị kích động thần kinh, hung ác, sẵn sàng đánh lại người khác. Với heroin thì thuộc loại ma túy êm dịu nhưng hội chứng cai thì rất rõ ràng".

 Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn: "Chỉ cần bỏ con trong phòng, nhốt lại độ 1 buổi hay 1 ngày, con có những dấu hiệu vật vã là cha mẹ sẽ biết ngay”.

Nghe tư vấn của bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn:

Ngoài ra, cũng theo bác sĩ Tuấn: “Cha mẹ cần phải tỉnh táo. Hiện có những trẻ sa vào chơi riêng từ 2 đến 3 loại ma túy (ma túy đá, cần sa, heroin) hoặc cũng có trẻ thích chơi chung cả 3 loại này một lúc với nhau. Khi đó, ở trẻ sẽ thường có một câu nói để truyền nhau, mà khiến cha mẹ rất dễ tin, đó là: Cho dùng ma túy đá để thay thế heroin vì cho rằng ma túy đá nhẹ hơn. Tuy nhiên, thực tế thì không phải, các loại này đều rất nguy hiểm”.

 Cha mẹ có thể tự mua que thử ma túy nước tiểu (để phát hiện chất heroin) Với các loại ma túy tổng hợp, cha mẹ phải dùng que thử tổng hợp (Amphetamine). Để đảm bảo kết quả chính xác, nên đến hiệu thuốc uy tín để mua. Cách đọc kết quả: Lên 2 vạch là âm tính (không sử dụng), Lên 1 vạch là dương tính (có sử dụng) AMP-THC-MDMA-MOP. Chân số 1: (ma túy đá). Chân số 2: ần sa. Chân số 3: ốc lắc. Chân số 4: ất ma túy dạng thuốc phiện (moocphin, heroin)

Nên "phòng hơn chống"

Đây là chia sẻ của Thạc sĩ Trần Văn Hùng - chuyên gia về giáo dục trẻ khó (nói dối, bỏ học, trộm cắp, nghiện game/ma túy…). “Để tránh cho trẻ không bị nghiện một cái gì đó, cha mẹ tính đến việc phòng trước. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho con. Cha mẹ cũng không nên cãi nhau trước mặt con bởi điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy cô đơn. Khi có cảm giác cô đơn, trẻ sẽ thường tìm đến một thú vui nào đó để giải tỏa. Ngoài ra, nếu con đã trót nghiện rồi, thì nếu tính đến việc "cắt" cái nghiện này của con thì cha mẹ phải “trám” thứ khác vào. Đó là phải tạo ra cho con được những “sân chơi” tích cực, có thể là rủ con chơi thể thao, khuyến khích con nuôi chó, mèo, cá cảnh... Song, trên hết, cha mẹ cần dành tình yêu thương đúng đắn cho con, không quá bao bọc con mà cũng không quá khắt khe”.

Lời khuyên từ chuyên gia quốc tế:

Bác sĩ, Tiến sĩ tâm lý John Duff (Chicago, Mỹ), tác giả của những cuốn sách về lời khuyên cho phụ huynh bán chạy nhất ở Mỹ, cho biết: “Chúng ta có thể giải quyết vấn đề nghiêm trọng này bằng những cách khéo léo, thông minh”. Theo đó, nếu cha mẹ phát hiện những bất thường của con, phải ngay lập tức can thiệp bằng các cách:

- Đừng dùng bạo lực: Đòn roi không giải quyết được vấn đề ngoài thái độ chống đối, cam chịu, thậm chí là thù ghét.

- Nói chuyện khi con hoàn toàn tỉnh táo: Đừng cố gắng giãi bày, giảng giải với con khi con đang say xỉn, đang phê thuốc. Nên lựa chọn thời điểm thích hợp, tốt nhất là khi thấy con tương đối vui vẻ, tỉnh táo... Phải đảm bảo rằng cha mẹ có thời gian, không lo lắng hay đang bị rối trí trong suốt buổi nói chuyện.

- Dùng những câu hỏi mở: Đừng chỉ hỏi có/không, đúng/sai… Hãy khuyến khích con nói về vấn đề của chúng bằng những câu hỏi, ví dụ “Mẹ/cha muốn biết suy nghĩ của con trong vấn đề này?”, “Con cảm thấy việc này như thế nào?”…

- Bày tỏ sự giúp đỡ: Nếu con thừa nhận là đang sa vào các thú chơi chết người, hãy cho con biết cha mẹ đang bên cạnh để giúp con cùng giải quyết những rắc rối này.

- Đưa con đi trị liệu: Hãy cùng đưa con đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm để có được những tư vấn và tham khảo cách chữa trị khoa học, chất lượng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm