Bố mẹ đừng nói quá nhiều khi dạy con

30/10/2018 - 18:25
Trong nỗ lực dạy dỗ các con, các bậc cha mẹ thường nói quá nhiều. Chúng ta giải thích, dỗ dành và cố gắng nói trước nói sau. Nhưng những cuộc trò chuyện kéo dài đó chỉ dẫn đến những “cuộc đấu tranh quyền lực” và làm kiệt sức những người liên quan.

Joan Ershler, Giám đốc Chương trình Waisman Early Childhood tại Đại học Wisconsin giải thích: “Có một giới hạn não bộ trẻ có thể xử lý được. Bạn nói nhiều sẽ làm cho con “bị lạc” trong một biển từ, không hiểu bố mẹ đang nói gì và muốn gì".

3-noi-nhieu-1.jpg

Để cải thiện đáng kể tương tác với trẻ em, hãy nói ngắn gọn, thể hiện đúng khái niệm hoặc điều bạn muốn- Ảnh minh hoạ

“Mẹ biết, điều này thật khó!”

Câu này kết hợp với cái vỗ vai là một sự động viên, khích lệ lớn với trẻ, giúp trẻ dễ dàng nhìn nhận khuyết điểm của mình, bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết. Sự xác nhận đơn giản này có thể giúp đứa trẻ vượt qua cảm xúc khó khăn thay vì bị mắc kẹt giữa đống lỗi lầm, cảm thấy hối hận và tự ti hơn bao giờ hết.

"Đi nào, làm ơn!"

Đưa ra một hướng giải quyết theo hướng đơn giản, tích cực có thể kết thúc một cuộc tranh luận nhanh hơn so với lý luận dài dòng. Khi bạn nói “Đừng chạy!” hoặc “Đừng cãi nhau” như một mệnh lệnh, bắt con bạn phải ngừng hành động, đứa trẻ có khuynh hướng tìm kiếm cách phản ứng để trì hoãn, bảo vệ sĩ diện bản thân. Nhưng “Đi nào, làm ơn!” và nói thật đơn giản với chúng phải làm gì tiếp theo, đứa trẻ sẽ hãnh diện vì việc mình làm khiến bố mẹ vui, tự hào.

"Con làm lại xem nào!"

Đây là một điều tuyệt vời đối với nhiều loại hành vi không mong muốn như la hét, lấy đồ chơi từ ai đó, thô lỗ… Trẻ em có thể hợp tác nhiều hơn nếu các con cảm thấy mình có quyền kiểm soát tình huống. Vì vậy thay vì mắng, cấm, hãy cho con cơ hội chọn cách cư xử khác đúng hơn, có thể kết hợp gợi ý con cách làm chuẩn.

“Mẹ đã nói gì?”

Làm thế nào bạn nói điều này là cực kỳ quan trọng bởi vì nếu bạn không cẩn thận nó có thể cao giọng thành mắng mỏ, chì chiết. Nếu cảm xúc của bạn bị đẩy lên cao thì con bạn cũng vậy. Không cần nhắc lại các nguyên tắc con cần thực hiện hay những lời hứa cũ của con, bạn chỉ cần hỏi con thật đơn giản như vậy, trao cho con quyền nhớ và đưa ra cách giải quyết đã thống nhất rồi.

"Mẹ yêu con quá nhiều để mắng"

Cùng với cử chỉ ôm con vào lòng, đứa trẻ nào cũng tan chảy với yêu thương, chấp nhận và tha thứ như thế này của bố mẹ. Nó có sức mạnh hơn mọi bài học, hơn mọi lời nói vì đứa trẻ nhận ra được sai lầm của mình và đồng thời nó cũng cảm nhận được tình cảm yêu thương của bố mẹ.

"Mẹ không thể hiểu con khi con sử dụng giọng nói đó"

Đây là một lựa chọn giúp kết thúc nhanh màn cáu kỉnh, giận dỗi của đứa trẻ. Khi con bạn nói chuyện với bạn bình thường trở lại, bạn có thể khen ngợi con và giải thích tại sao con nói bình thường lại là một chọn lựa tốt. Ví dụ: “Con nói như vậy mẹ hiểu ngay việc gì đang diễn ra” hay “Cách con nói khiến mẹ vui vẻ, không thấy bị sốc vì con quên chưa rửa bát”…

"Mẹ sẽ không hỏi con đã làm điều đó thế nào, tự con kể cho mẹ nghe xem nào!"

Bắt trẻ nhớ lại cách cư xử của chúng là một trận chiến đang diễn ra, có thể dai dẳng, có thể gây ra phản ứng nổi loạn. Bố mẹ có thể giúp trẻ tự nhắc nhở mình về các quy tắc với một câu bình tĩnh, cho trẻ lựa chọn cách thông tin và bình tĩnh kể về mọi chuyện.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm