pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bỏ ngay 10 sai lầm để trở thành người có EQ cao, biết cách giao tiếp thông minh
Trình độ EQ của một người rất quan trọng. Trong quá trình giao tiếp với nhau trong cuộc sống hàng ngày, người có EQ cao thường khiến mọi người thoải mái và dễ dàng hòa hợp hơn. Trong tình yêu cũng vậy.
Quả thật không ngoa khi nói hạnh phúc của một người thường liên quan đến việc EQ cao hay thấp. Nhưng không phải ai cũng biết cách ứng xử sao cho thật khéo léo và thông minh. Có một sự thật rằng biết bao mối quan hệ tan vỡ chỉ vì vấn đề EQ.
Trải nghiệm và kết giao càng nhiều, bạn sẽ nhận ra người có EQ thấp thường mắc phải những sai lầm dưới đây:
1. Thường cảm thấy mình bị hiểu lầm
Nếu trí tuệ cảm xúc không đủ, bạn sẽ khó hiểu tại sao người khác lại bất đồng quan điểm với mình, khó hòa hợp trong các chủ đề nói chuyện. Bạn bị hiểu lầm vì cách bạn thể hiện bản thân thật khó hiểu.
2. Không bao giờ tức giận
Những người có EQ cao biết cách sử dụng năng lượng tích cực và năng lượng tiêu cực, giải phóng những cảm xúc phù hợp vào đúng thời điểm. Mặt khác, những người có EQ thấp thường mù quáng kìm nén bản thân và giả vờ lý trí, nhưng cuối cùng họ thường khiến người xung quanh phải có cách nhìn khác khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn.
3. Đổ lỗi cho người khác làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình
Tâm trạng là do mình tự tạo ra. Đổ lỗi cho người khác về những cảm xúc tiêu cực của mình là điều dại dột nhất trên đời này. Thật ra, bạn phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của chính mình. Chỉ cần bạn không muốn bị người khác “dắt mũi’ thì không ai có thể ép buộc bạn.
4. Không thể tiếp thu những lời phê bình
Người có EQ thấp không thể lắng nghe lời nhận xét về mình. Chỉ cần có lời phê bình về bản thân, họ sẽ nảy sinh sự bất mãn. Thế nhưng họ lại rất sẵn lòng nghe lời khen ngợi. Chỉ có thể tiếp nhận lời khen mà không biết cách tiếp thu lời nhận xét chính là biểu hiện rõ ràng nhất của người không có chí cầu tiến và bảo thủ.
5. Tự cho mình là trung tâm
Suy nghĩ hạn hẹp, tự xem mình lúc nào cũng đúng và luôn cần đến sự chú ý, đây cũng là biểu hiện của người có EQ cực kỳ thấp.
6. Không thể phân biệt đúng sai
Không thể biết người khác đang đùa hay nghiêm túc, vận dụng thái độ phù hợp vào những cuộc nói chuyện. Không phải tự nhiên mà người sở hữu EQ cao thường được khen là “bậc thầy giao tiếp và thấu hiểu lòng người”.
7. Quá mức ỷ lại vào người khác
Người có trí tuệ cảm xúc thấp thiếu tính tự chủ, thiếu sự độc lập, luôn thích dựa dẫm và chạy theo người khác, thậm chí trở thành cái bóng phía sau và đánh mất bản thân lúc nào không hay.
8. Rất nóng tính
Người có năng lực biết cách giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi, người không có năng lực và EQ thấp thường dễ mất kiểm soát cảm xúc. Ai cũng biết “giữ cái đầu lạnh” mới là người sống có trí tuệ, nhưng không phải người nào cũng làm được. Thật vậy! Bình tĩnh luôn là điều cần thiết, vì chỉ khi đó, bạn mới giải quyết vấn đề một cách tỉnh táo nhất. Khi nóng giận, chúng ta thường nói ra những điều không nên nói, làm những việc sai lầm, để rồi sau khi mọi chuyện qua đi lại hối hận không thôi. Đây chính là người có EQ thấp điển hình.
9. Đổ lỗi và phàn nàn không dứt
Nếu một người luôn thích phàn nàn, luôn cảm thấy cả thế giới có lỗi với mình, thì EQ của người này rất đáng lo ngại. Người thông minh luôn biết rằng than thân trách phận là điều vô ích, vì vậy thay vì phàn nàn, họ dành thời gian để thay đổi và để mọi thứ phát triển theo hướng mà họ mong muốn.
10. Thích chen ngang lời người khác
Có một số người khi tham gia vào cuộc nói chuyện nào đó, luôn cảm thấy người khác nói không đúng, sau đó liên tục ngắt lời người khác để thể hiện quan điểm của mình. Kiểu người này thường cho rằng mình biết nhiều, nhưng thực ra, đâu là biểu hiện của sự bất lịch sự, không hiểu phép tức trong cách ứng xử, chưa biết lắng nghe, không biết tôn trọng người khác.