Bộ Y tế cùng Abbott nâng cao nhận thức về dinh dưỡng thai kỳ

10/04/2017 - 17:55
Theo thống kê, chỉ 38% bà mẹ có kiến thức đúng và thực hành đúng về dinh dưỡng thai kỳ, nuôi con bằng sữa mẹ, trong khi đây được xem là trọng tâm của việc cải thiện sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam.

Hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ cấp quốc gia đầu tiên

Cải thiện dinh dưỡng thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ đã được công nhận là một trong những trọng tâm chính nhằm hoàn thành mục tiêu cải thiện sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một chương trình hướng dẫn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú được triển khai sâu và rộng khắp cả nước. Đây được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhận thức về dinh dưỡng thai kì và nuôi con bằng sữa mẹ chưa đầy đủ, khiến cho thực hành dinh dưỡng chưa hợp lý. Theo thống kê, chỉ có 38% bà mẹ có kiến thức đúng và thực hành đúng về dinh dưỡng thai kỳ.

1.jpg
 Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, phát biểu tại sự kiện ra mắt Hướng dẫn

Với mục tiêu đưa ra giải pháp cho vấn đề này, vào tháng 9/2016, Bộ Y tế và Abbott đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược để triển khai dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú ở Việt Nam”. Một trong những kết quả đầu tiên của dự án là “Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú” vừa được Bô Y tế ban hành tháng 3/2017 cùng với tài trợ về kiến thức khoa học và tài chính từ Abbott.

Đây là hướng dẫn dinh dưỡng cho bà mẹ đầu tiên được triển khai ở phạm vi toàn quốc, với mục tiêu cung cấp thông tin, kiến thức về dinh dưỡng cho các bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng trong quá trình chăm sóc cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú và các chuyên gia nghiên cứu trong ngành. Sau khi ra mắt Hướng dẫn, Bộ Y tế sẽ tổ chức các hội thảo cho bác sĩ và cán bộ y tế từ khắp cả nước nhằm phổ biến sâu rộng hướng dẫn này đến các cấp tỉnh, cấp huyện. Qua đó, nâng cao chất lượng chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng, theo đó tất cả mọi phụ nữ có thai và cho con bú đều có thể tiếp cận kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng chuẩn hóa này.

Nội dung Hướng dẫn đều dựa trên nghiên cứu thực tiễn

Nhằm đảm bảo Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú có thể được áp dụng sâu rộng ở các cấp một cách hiệu quả, nội dung của Hướng dẫn được xây dựng dựa trên những tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu khoa học, đồng thời, được biên soạn bởi các giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng, sản phụ khoa, nhi khoa.

TS. Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết: “Thực hiện biên soạn một tài liệu mang tính thực tiễn và ứng dụng là cả một quá trình từ khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu thói quen, văn hóa của người dân lẫn bác sĩ, quan trọng nhất là tham vấn các nghiên cứu khoa học quốc tế và Việt Nam”. Một trong những nghiên cứu quan trọng được ứng dụng trong quá trình biên soạn hướng dẫn này là nghiên cứu can thiệp sử dụng sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng được thực hiện bởi Viện Dinh Dưỡng. Trong đó, 228 bà mẹ Việt Nam có thai từ 26 đến 29 tuần thai cho đến 3 tháng sau sinh được hỗ trợ bổ sung vi chất dinh dưỡng hai lần mỗi ngày, với sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú sử dụng trong nghiên cứu là Similac Mom. Kết quả nghiên cứu cho thấy, can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú thông qua sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể góp phần giúp sinh trẻ đạt cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu chuẩn, đồng thời, gia tăng thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. 

2.jpg
TS Low Yen Ling, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển, Abbott Nutrition châu Á-Thái Bình Dương 

Theo TS. Low Yen Ling, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Abbott Nutrition Châu Á-Thái Bình Dương, chia sẻ: “Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh việc bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kì mang thai và cho con bú có tầm quan trọng cho các chỉ số phát triển của thế hệ mai sau. Việt Nam đã chú ý vào vấn đề này và đưa nó vào một hướng dẫn mang tầm vóc quốc gia. Abbott rất hoan nghênh chương trình này của Bộ Y tế và tin rằng, một khi Hướng dẫn này được triển khai và thực hiện tại các cấp độ, sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho sự phát triển của trẻ em Việt Nam và các thế hệ mai sau”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm