Ngày 8/9, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đưa ra yêu cầu trên đối với các đơn vị nhập khẩu, sản xuất sản phẩm xà phòng. Theo Cục Quản lý Dược, đầu tháng 9, FDA đã ban hành lệnh cấm với 2.100 sản phẩm xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm đang lưu hành trên thị trường có chứa 19 loại hóa chất, trong đó phổ biến nhất là triclosan, triclocarban. FDA cho phép các doanh nghiệp đã sản xuất các sản phẩm liên quan có thời gian một năm để thay thế thành phần bị cấm trong sản phẩm, tính từ tháng 9/2016.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu tại Việt Nam báo cáo về Cục việc họ có hay không sử dụng 1 trong 19 hóa chất này trong thành phần sản phẩm xà phòng rửa tay tiệt trùng. Việt Nam tham gia hiệp định chung với các nước ASEAN về quản lý mỹ phẩm nên danh mục hóa chất bị FDA cấm sử dụng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị chung vào tháng 11 tới.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu tại Việt Nam báo cáo về Cục việc họ có hay không sử dụng 1 trong 19 hóa chất này trong thành phần sản phẩm xà phòng rửa tay tiệt trùng. Việt Nam tham gia hiệp định chung với các nước ASEAN về quản lý mỹ phẩm nên danh mục hóa chất bị FDA cấm sử dụng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị chung vào tháng 11 tới.
Xà phòng diệt khuẩn chưa hẳn đã tốt |
Hiện đã có 1 trong số các nhà sản xuất sản phẩm tẩy rửa lớn trong nước báo cáo cho biết trước đây họ có dùng các chất đang bị phía Mỹ cấm để xuất xà phòng rửa tay, nhưng thành phần này đã được thay thế từ năm 2014.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tỏ ra lo lắng về tính trung thực trong việc báo cáo sử dụng chất cấm trong xà phòng của các nhà sản xuất, nhập khẩu xà phòng tại Việt Nam.
Những chất cấm được cho là sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như gây ra các bệnh về ung thư, tim mạch, vô sinh, khiếm khuyết trong não... nếu sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tỏ ra lo lắng về tính trung thực trong việc báo cáo sử dụng chất cấm trong xà phòng của các nhà sản xuất, nhập khẩu xà phòng tại Việt Nam.
Những chất cấm được cho là sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như gây ra các bệnh về ung thư, tim mạch, vô sinh, khiếm khuyết trong não... nếu sử dụng lâu dài.
Tại Mỹ, FDA đã đưa ra kết luận cuối cùng cho biết, các sản phẩm xà phòng khử trùng bán tại quầy (OTC) chứa một số thành phần hoạt tính sẽ không được tiếp tục bán (tiếp thị). Các công ty sẽ không thể tiếp thị xà phòng diệt khuẩn chứa các thành phần này, bởi nhà sản xuất không thể chứng minh các thành phần đó an toàn để sử dụng lâu dài và có hiệu quả hơn xà phòng thường và nước trong việc phòng bệnh, chống lại sự lây lan của một số bệnh truyền nhiễm.