Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho con

24/01/2018 - 10:52
Kỹ năng quản lý tạo nên năng lực cạnh tranh chủ yếu của các cá nhân và các tổ chức trong thời đại kinh tế mới. Để bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con, phụ huynh cần làm theo những bước sau:
quan-ly.jpg 

1. Lập kế hoạch cho mỗi ngày

Xác định mục tiêu của mỗi ngày, tạo thành thói quen sắp xếp các công việc phải làm hằng ngày. Buổi sáng thức dậy suy nghĩ xem mình cần làm gì trước và bắt tay vào làm gì cho đến khi hoàn thành. Sau đó làm tiếp đến công việc thứ hai và tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành kế hoạch.

Nếu kết thúc một ngày, con vẫn chưa thể hoàn thành các công việc, phụ huynh cần khuyên chúng không nên quá bận tâm lo lắng mà cần động viên để hôm sau con làm đúng kế hoạch hơn.

2. Phân biệt tính cấp bách và tính quan trọng

Việc cấp bách chưa hẳn là quan trọng và việc quan trọng chưa hẳn đã cấp bách. Với một đống việc bày ra trước mắt, phụ huynh hãy gợi ý cho con tự hỏi chính mình, đâu mới là việc quan trọng cần ưu tiên xử lý trước. Nếu con trẻ bị cuốn vào việc cấp bách, cuộc sống của chúng sẽ có nguy cơ ngột ngạt và quá tải.

quan-ly2.jpg 


3. Tận dụng triệt để thời gian làm việc hiệu quả nhất

Phụ huynh có thể giải thích cho con hiểu nếu con thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất vào thời gian hiệu quả nhất trong ngày, con sẽ tốn rất ít sức lực mà vẫn hoàn thành được rất nhiều việc. Vậy khi nào là thời gian hiệu quả nhất?

Thời gian này của mỗi người không giống nhau, con phải tự xác định thời gian nào là hiệu quả nhất đối với mình. Có người là buổi sáng nhưng cũng có người là buổi tối.

4. Dốc toàn bộ sức lực làm việc quan trọng nhất

Điều quan trọng không phải làm một việc tiêu tốn bao nhiêu thời gian mà là có bao nhiêu thời gian con không bị làm phiền. Một khi con đã dốc toàn bộ sức lực vào làm việc, bất cứ khó khăn nào cũng có thể giải quyết dễ dàng, còn cứ nửa vời, vừa làm vừa chơi thì chẳng giải quyết được vấn đề gì.

5. Sử dụng 10 phút trước khi tan học

Nhiều học sinh trước giờ tan học thường nhấp nhổm không làm được gì, nhưng thực chất đây là “thời gian vàng”, có tác dụng “kế thừa cái cũ, sáng tạo cái mới”. Cụ thể: Kiểm tra lại vở ghi trên lớp, đôi khi cô giảng bài nhanh viết tắt nếu không kiểm tra lại về nhà có thể quên mất; Đánh dấu những bài tập đã làm xong, những bài nào cần hoàn thành ở nhà.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm