Juana Ines de la Cruz sinh ngày 12/11/1651 tại Mexico. Ngay từ khi còn nhỏ, Juana Ines de la Cruz được biết đến là cô gái vừa xinh đẹp vừa thông minh. Trong thời thơ ấu của mình, bà thường trốn trong nhà nguyện Hacienda đọc sách.
Ngay từ bé bà đã thể hiện tài năng của mình khi biết đọc lúc mới lên 3, biết viết và khâu vá khi mới lên 6. Tròn 8 tuổi, bà đã tự sáng tác những vần thơ của riêng mình và tự học tiếng Latin. Năm 15 tuổi, bà khiến cả đất nước Mexico phải chú ý đến khi trở thành nữ hầu cận thân thiết của hoàng gia.
Do là nữ giới nên không được phép tiếp cận nền giáo dục toàn diện nên bà đã tự học. Bà cũng tự học Nahuatl, một ngôn ngữ Aztec nói ở miền trung Mexico và đã viết một số bài thơ ngắn bằng các ngôn ngữ đó. Khi 15 tuổi, Juana đã được trình bày tại tòa án về quyền của phụ nữ và đã trở thành người phụ nữ đầu tiên mạnh mẽ, dám nêu ý kiến, quan điểm của mình.
Chân dung Juana Ines de la Cruz - nhà thơ, nhà triết học... đã dành cả cuộc đời cho việc học tập và nghiên cứu. |
Năm 17 tuổi, Juana Ines de la Cruz đã gây ấn tượng với hội đồng gồm 40 giáo sư đại học khi bộc lộ kiến thức uyên thâm về triết học, toán học và lịch sử.
Là một cô gái được nhiều chàng trai ngưỡng mộ, say đắm trước nhan sắc và cả tài năng nhưng tất cả đều bị Juana từ chối. Không hứng thú với hôn nhân, bà chọn cuộc sống của một tu sĩ. Năm 20 tuổi, bà gia nhập tu viện dòng thánh Jerome để tiếp tục theo đuổi nguồn tri thức vô tận. Những cuốn sách chứa đựng vần thơ lãng mạn huyền bí, nhiều lời răn dạy, thư từ trao đổi và cả những vở kịch. Thậm chí, bà còn lập được một thư viện gồm khoảng 4.000 cuốn sách. Tại đây, Juana đã nghiên cứu ở thư viện riêng của mình và là nơi nói chuyện, bàn bạc thường xuyên với các học giả từ tòa án và các giáo sư của những trường đại học.
Bên cạnh việc cô là một nhà thơ, Juana còn nghiên cứu các lĩnh vực bao gồm âm nhạc, triết học và khoa học tự nhiên. Căn phòng nhỏ của cô đã được lấp đầy bởi sách vở, dụng cụ khoa học và bản đồ.
Mặc dù thành công trong một số lĩnh vực, Juana vẫn luôn phải nghe những lời chỉ trích của các nhà chính trị, tôn giáo. Là một học giả uyên thâm trong một xã hội phân biệt giới tính trầm trọng, đặc biệt đối với giáo dục, năm 1690, bà viết một bài phê bình bài giảng nổi tiếng của Antonio de Vieira - một nhà tôn giáo, triết học, nhà văn nổi tiếng theo yêu cầu của một giám mục. Đây là một cái bẫy. Vị giám mục đã cho công bố bài phê bình của bà với sự khiển trách nặng nề về việc dám thể hiện tri thức một cách công khai. Nhằm tăng phần sự sỉ nhục, bài viết được công bố dưới bút danh nữ - Sor Folitea de la Cruz.
Câu chuyện cuộc đời bà là nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh nữ quyền về sau. |
Juana đã đáp trả và lời đáp trả này là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của bà: ‘Reply to Sor Filotea (Trả lời Sor Filotea). Tác phẩm đấu tranh cho quyền được học tập của người phụ nữ dựa trên cơ sở kiến thức và những sự kiện trong cuộc sống của bà. Tuy nhiên, mọi luận điểm đều không có ý nghĩa trong một xã hội như vậy. Bà buộc phải ký vào văn bản cam kết im lặng và dành cuộc đời để chiêm nghiệm tôn giáo. Năm 1695, bà mắc bệnh dịch hạch và qua đời.
Sinh thời, dù tiếng nói của bà bị nhà thờ và xã hội quay lưng, song những đóng góp của Juana không hề nhỏ. Juana đi vào lịch sử là một người phụ nữ cống hiến mình để nghiên cứu và câu chuyện cuộc đời bà đã truyền cảm hứng cho công cuộc đấu tranh giành nữ quyền sau này.