Brazil: 3 đời tổng thống liên tiếp bị cáo buộc tham nhũng

20/05/2017 - 21:40
Ngày 19/5, cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và người tiền nhiệm Lula da Silva bị cáo buộc tội nhận hối lộ từ Tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu Brazil JBS 150 triệu USD. Đương kim Tổng thống Michel Temer cũng đã bị Tòa án tối cao ra lệnh điều tra.
temer-dilma-e-lula.jpg
 Từ trái qua: Tổng thống Michel Temer, cựu Tổng thống Dilma Rousseff và cựu Tổng thống Lula da Silva khi Đảng Công nhân liên tiếp giành thắng lợi trên chính trường.
Bị bắt vì dính tới bê bối tham nhũng, Cựu Chủ tịch Tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu Brazil JBS Joesley Batista vừa khai với cơ quan điều tra rằng tập đoàn này đã mở một công ty ma tại Thụy Sĩ để chuyển 150 triệu USD vào 2 tài khoản cho cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và người tiền nhiệm của bà Dilma Rousseff là cựu tổng thống Lula da Silva.
joesley-batista.jpg
Cựu Chủ tịch Tập đoàn sản xuất thực phẩm hàng đầu Brazil JBS Joesley Batista
Trước đó, ông Batista cũng đã giao những cuộc ghi âm và video cho thấy Tổng thống Michel Temer đã cản trở quá trình điều tra trong vụ bê bối tham nhũng của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras Petrobras. Với các bằng chứng trên, Tòa án Tối cao Brazil đã chính thức ra lệnh điều tra ông Temer.
michel-temer.jpg
Tổng thống Michel Temer
Cũng theo ông Batista, JBS đã chi tới vài trăm triệu USD trong 15 những năm gần đây để hối lộ các quan chức và chính trị gia. Trong danh sách ông Batista cung cấp cho cơ quan điều tra ngoài ông Temer, ông Lula và bà Rousseff còn có nhiều nghị sĩ khác.
 
Ông Batista là “kiến trúc sư” cho của việc mở rộng hoạt động kinh doanh của JBS tại Brazil trong 15 năm gần đây nhờ các khoản tín dụng ưu đãi được vay từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế và Xã hội (BNDES), thuộc sở hữu nhà nước. Nhờ đó công ty này đã trở thành nhà sản xuất thịt hàng đầu thế giới và có tính chất đa quốc gia. Ông này thừa nhận với cơ quan điều tra từng hối lộ các quan chức và chính trị gia trong suốt 15 năm.
 
Bà Dilma Rousseff sinh ngày 14/12/1947 là một nhà kinh tế và chính khách Brazil thuộc đảng Công nhân. Hồi tháng 10/2010, bà đắc cử Tổng thống, trở thành nữ nguyên thủ đầu tiên ở Brazil. Đến ngày 31/8/2016, Thượng viện Brazil đã phế truất bà Dilma Rousseff khỏi ghế Tổng thống.
Bà Dilma Rousseff bị cáo buộc vì đã có những hành vi phi pháp nhằm che đậy bê bối tham nhũng, sự thâm hụt ngân sách, vi phạm các quy định về điều hành, quản lý đất nước khiến suy thoái kinh tế tăng cao.
Chính phủ của bà Rousseff không phải là nội các đầu tiên thao túng công quỹ song chưa vị tổng thống tiền nhiệm nào đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng như lần này. 
dilma-rousseff-3.jpg
Cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
Điều đó đánh dấu sự tụt dốc của người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Brazil, người “đàn bà thép” của Tây bán cầu, từng chịu tù đày, tra tấn dưới chế độ độc tài quân phiệt nhưng đã chiến đấu đến cùng để được tự do.
Không ai có thể phủ nhận một điều rằng, trên cương vị Tổng thống Brazil, bà Rousseff đã làm được khá nhiều việc có ích cho đất nước, cho nhân dân Brazil. Các chính sách hướng đến các tầng lớp dân nghèo của bà đã góp phần tạo ra công bằng xã hội.
 
Một trong những chính sách đó là mở rộng chương trình an sinh xã hội mang tên “bolsa familia”, chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho hộ gia đình, đến nay đã giúp được 14 triệu hộ gia đình Brazil thoát nghèo. Nhờ hành động đầy quyết tâm, chính phủ của bà Rousseff đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng trong xã hội được tiếp cận với giáo dục đại học, từ đó giúp tỷ lệ ghi danh vào các trường đại học tăng 18%.
dilma-rousseff-2.jpg
Bà Dilma Rousseff từng lên tiếng phản bác mọi cáo buộc
 Từ năm 2009, 2,6 triệu nhà ở đã được trao cho dân nghèo trong chương trình nhà ở của chính phủ mang tên “Minha Casa Minha Vida”. Ngoài ra, Rousseff cũng là một tổng thống bảo vệ môi trường cực tốt: Kéo giảm mạnh tỉ lệ phá rừng Amazon mà chưa tổng thống nào làm được.
lula-da-silva.jpg
Cựu Tổng thống Lula Da Silva
Trong khi đó, cựu Tổng thống Lula Da Silva bị điều tra với cáo buộc tham nhũng và rửa tiền liên quan đến chương trình an sinh xã hội do ông đề xướng khi còn đương chức.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm