pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cả đời trẻ chỉ có 3 giai đoạn “vàng” phát triển trí não, mẹ tuyệt đối không được bỏ lỡ
Cha mẹ ai cũng mong muốn con cái mình phát triển khỏe mạnh và thông minh. Nhưng ngoài yếu tố di truyền thì trí thông minh của bé cũng phụ thuộc cả vào sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard, đứng đầu là giáo sư Richard đã chỉ ra rằng, trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ chỉ có 3 thời điểm “vàng” cho sự phát triển trí não. Nếu cha mẹ có thể nắm rõ và tận dụng tối đa để bồi dưỡng và rèn luyện cho trẻ thì con thông minh sẽ không còn là mơ ước.
Ba thời kỳ “vàng” cho sự phát triển trí não của bé
1. Thời kỳ đầu tiên”: Từ khi sinh ra tới 3 tuổi
Ở giai đoạn này, đứa trẻ luôn ở trong trạng thái tò mò về tất cả mọi thứ xung quanh chúng, đồng thời muốn cạnh tranh, ganh đua với các bạn. Trẻ thường xuyên làm ra các hành động bắt chước người lớn, bé cũng sẽ đòi giúp cha mẹ làm việc và rất vui nếu được người lớn khen ngợi. Ngoài ra, bạn để ý sẽ thấy, lúc có một mình con ăn rất chậm nhưng hễ có bạn cùng ăn thì trẻ lại ăn rất nhanh và được nhiều hơn.
Lời khuyên cho cha mẹ là tích cực khuyến khích, động viên để con tự tin, có động lực khám phá thế giới muôn màu. Càng hiểu biết về thế giới xung quanh, con sẽ càng thông minh.
Trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ chỉ có 3 thời điểm “vàng” cho sự phát triển trí não. (Ảnh minh họa)
2. Thời kỳ thứ hai: Trẻ từ 5 - 7 tuổi
Trẻ ở lứa tuổi này dường như mất đi khí thế tranh đua ở giai đoạn trước, trở nên chậm chạp, chần chừ, thiếu nhanh nhẹn. Song đây lại chính là một trong 3 thời điểm “vàng” để trẻ phát triển trí não. Chính vì thế, cha mẹ phải giúp trẻ thay đổi những thói quen không tốt, dành thời gian rèn luyện trí não cho bé. Có thế trẻ mới không bỏ lỡ giai đoạn tốt nhất để trở nên thông minh hơn.
3. Thời kỳ thứ ba cũng là thời kỳ cuối cùng: Trẻ từ 8 - 10 tuổi
Đây là thời kỳ quan trọng để trẻ phát triển khả năng học tập. Nhưng trong giai đoạn này, trẻ có thể biểu hiện ra sự mệt mỏi, không hào hứng với việc học. Thậm chí chúng không muốn nghe cha mẹ giảng giải.
Tuy nhiên giai đoạn này lại vô cùng quan trọng vì nó còn ảnh hưởng đến thành tích học hành của con. Vì thế, nếu cha mẹ không muốn con bỏ lỡ giai đoạn “vàng” cuối cùng để phát triển trí não, đồng thời đạt được thành tích cao thì cha mẹ phải tìm ra cách để hòa hợp hơn với con cái. Qua đó trẻ mới thoải mái, vui vẻ hơn, sẵn sàng lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ.
Ngoài ra, bạn phải chú ý, có thể hướng dẫn khi trẻ gặp khó khăn nhưng cần để con tự mình suy nghĩ và giải quyết vấn đề của chính chúng.
Cha mẹ cần làm gì để con phát triển trí não tối ưu?
1. Không áp đặt ý kiến của mình lên con
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, đã sinh ra và nuôi dưỡng con thì trẻ phải nghe lời cha mẹ răm rắp. Nhưng cha mẹ nên nhớ một điều, dù trẻ chưa trưởng thành thì cũng là một cá thể độc lập có sở thích và chính kiến riêng. Sự áp đặt của cha mẹ chỉ khiến con thấy bất mãn mà thôi.
Chưa nói, nếu cha mẹ chỉ chăm chăm muốn con làm theo ý mình nghĩa là bạn đã kìm hãm sự tự do tư duy và sáng tạo của con, ngăn trở trẻ rèn luyện trí não.
Điều cha mẹ nên làm đó là cung cấp cho con một môi trường sinh hoạt, học tập tốt. (Ảnh minh họa)
2. Đừng bảo vệ con quá mức
Con cái trong mắt cha mẹ dường như lúc nào cũng bé bỏng và nhỏ dại. Cha mẹ sẵn sàng thay con gạt bỏ hết mọi chướng ngại vật, để con đường của bé được suôn sẻ, thuận lợi.
Nhưng chính sự bảo vệ, che chở quá mức của cha mẹ lại có tác động xấu đến quá trình phát triển của con. Cuộc sống quá xuôi chèo mát mái khiến trẻ không có cơ hội tôi luyện chính mình, thể chất và trí não cũng không được rèn luyện để tăng trưởng tốt.
3. Cho trẻ một môi trường sống phù hợp
Điều cha mẹ nên làm đó là cung cấp cho con một môi trường sinh hoạt, học tập tốt. Ở đó trẻ sẽ được tận hưởng mọi thứ theo độ tuổi, được học tập, vui chơi và rèn luyện hết mình. Chỉ có như thế, trí tuệ, thể chất và tâm lý của con mới phát triển và phát huy tốt nhất.