Cảnh báo loại ký sinh trùng nguy hiểm trong món cua

Minh Ngọc
03/11/2020 - 07:14
Cảnh báo loại ký sinh trùng nguy hiểm trong món cua
Ba thành viên trong một gia đình đều có biểu hiện sốt, đau bụng và ho khan sau khi ăn món cua ngâm tương. Xét nghiệm và hình ảnh chụp CT cho thấy cả ba người đều bị sán lá phổi. Nhưng điều nguy hiểm hơn là căn bệnh sán lá phổi đã ủ bệnh trong thời gian dài kể từ sau thời điểm gia đình này ăn cua.

1. Cả gia đình bị sán lá phổi vì món cua ngâm tương

Trường hợp ghi nhận tại Bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến (Trung Quốc), theo đó gia đình này đã cùng nhau ăn món cua ngâm tương vào hồi đầu năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời gian gần đây, các thành viên trong gia đình đều có biểu hiện sốt, đau bụng, chướng bụng, mệt mỏi, đặc biệt là ho nhiều. 

Tại bệnh viện, sau khi thực hiện các xét nghiệm kháng thể ký sinh trùng và chụp CT, các bác sĩ nhận thấy bạch ầu ái toan trong máu của 3 người đều tăng lên đáng kể và kết luận cả gia đình bị sán ký sinh trong phổi. Căn bệnh này nguy hiểm ở chỗ, nếu không đi khám sớm, các ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào não và gây thoát vị não, khả năng tử vong rất cao. 

Đối với gia đình bị sán lá phổi, sau thời gian điều trị tích cực, cả ba bệnh nhân đều đã bình phục và xuất viện. 

Sán lá phổi có tên khoa học là Paragonimus- đây là một bệnh do vi khuẩn sán lá phổi ký sinh trên các bộ phận cơ thể người gây ra. Loại vi khuẩn này thường tấn công vào vùng phổi nhưng cũng có thể gây tổn thương đến não, gây viêm màng não- biểu hiện bằng những cơn đau đầu dữ dội, hoặc cũng có thể làm teo hoặc liệt dây thần kinh ở mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần. 

Loại vi khuẩn này lây nhiễm cho con người chính là thông qua Cua- người ăn phải cua có chứa ký sinh trùng này cũng sẽ bị sán lá phổi, hoặc lây nhiễm qua đường nước bị ô nhiễm, nước chưa đun sôi... 

Cả gia đình bị sán lá phổi sau khi ăn cua: Cảnh báo loại ký sinh trùng đặc biệt nguy hiểm trong món ăn này! - Ảnh 2.

hình ảnh ký sinh trùng gây sán lá phổi

2. Biểu hiện khi bị sán lá phổi

Sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, vi khuẩn sán lá phổi chưa gây ra những biểu hiện mà chúng có thể tích tụ hoặc sinh sôi, di chuyển sang nhiều bộ phận cơ thể khác. Biểu hiện thường gặp của người bị sán lá phổi rõ nhất là những cơn ho, đau tức ngực và thay đổi màu sắc đờm. Cụ thể:

- Người bị sán lá phổi thường ho nhiều, ho khan kèm theo đau họng

- Nhiều đờm, đờm có màu gỉ sắt

- Vi khuẩn di chuyển giữa các cơ quan ổ bụng, gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn 

- Có thể gây tổn thương gan, chức năng gan bất thường.

- Vi khuẩn xâm nhập vào não gây tổn thương não, viêm màng não, đau đầu, chóng mặt, động kinh, dị cảm

- Có thể xuất hiện dưới dạng nốt hoặc khối dưới da

Đa số các biểu hiện lâm sàng của bệnh sán lá phổi khởi phát chậm, đa dạng và diễn biến phức tạp, thời gian ủ bệnh có thể ngắn hoặc lâu nhất là 10 năm, nhưng thường khởi phát từ 3-6 tháng. 

Cả gia đình bị sán lá phổi sau khi ăn cua: Cảnh báo loại ký sinh trùng đặc biệt nguy hiểm trong món ăn này! - Ảnh 3.

Cua là thực phẩm dễ bị nhiễm sán - Ảnh minh họa

3. Những lưu ý khi ăn cua để tránh nhiễm ký sinh trùng

Thực tế cho thấy, việc ăn bất kỳ một loại thực phẩm nào không đúng cách, không được chế biến sạch cũng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là các loại thủy hải sản từ biển, sông ngòi hay ao hồ. Để tránh nhiễm ký sinh trùng, nhất là nhiễm sán lá phổi trong cua, cần chú ý một vài nguyên tắc sau. 

- Tuyệt đối không ăn cua đã chết

Thực phẩm không còn tươi, đặc biệt là đối với thủy hải sản- tuyệt đối không ăn những loại hải sản đã chết vì lúc này lượng vi khuẩn có trong thực phẩm sẽ sinh sôi và lây lan rất nhanh. Đặc biệt đối với cua, khi cua chết sẽ giải phóng một lượng histamine - một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ của cua, tạo ra do quá trình phân hủy nhanh của protein có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng gần giống như ngộ độc. 

- Cẩn trọng trong khâu sơ chế 

Ngoài vi khuẩn sán lá phổi, người ta còn tìm thấy một loại vi khuẩn ăn thịt người (vi khuẩn có thể gây viêm cân gan gót chân), chúng thường sống ký sinh vào vây cá, tôm hoặc ký sinh ở càng cua. Trong quá trình xử lý cua vô tình bị càng cua làm bị thương, "vi khuẩn ăn thịt người" có thể xâm nhập vào cơ thể người qua những vết thương nhỏ và có thể gây tử vong. Do vậy cần cẩn thận ngay từ khâu sơ chế, đeo găng tay khi tiếp xúc và cầm nắm cua đúng cách để tránh bị thương ở tay. 

Cả gia đình bị sán lá phổi sau khi ăn cua: Cảnh báo loại ký sinh trùng đặc biệt nguy hiểm trong món ăn này! - Ảnh 4.

Cẩn trọng trong khâu sơ chế để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trên tay - Ảnh minh họa

- Chọn phương pháp chế biến

Khi chế biến món ăn, tùy thuộc vào thói quen và sở thích cũng như đặc điểm vùng miền mà mỗi nơi sẽ có cách ăn uống khác nhau. Nhiều nơi có thói quen ăn ghẹ sống, cua sống, cua ngâm rượu, ngâm tương, mù tạt, ngâm giấm... tuy nhiên phương pháp chế biến này không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh mà càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm do các chất độc sản sinh trong quá trình ngâm. 

Cách chế biến cua đúng nhất vẫn là luộc hoặc hấp, sau khi hấp trong nồi 15 phút cua sẽ chín kỹ giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Cua sau khi hấp cần ăn ngay, tránh để lâu hoặc để qua đêm mới sử dụng. Tuyệt đối không được ăn tim, mang cua, bao tử cua và ruột cua vì đây là bộ phận có chứa nhiều độc tố và nguy cơ ăn phải ổ ký sinh trùng là rất cao. 

- Không ăn quá nhiều cua

Người bị bệnh gout không nên ăn cua bởi hàm lượng purin trong cua là 82mg/100g cua. Trong giai đoạn bệnh gout đã thuyên giảm, bạn có thể ăn một chút tuy nhiên nên cắt giảm các loại thịt khác trong cùng một bữa ăn. 

Đối với người bình thường, ăn cua tốt nhất không quá 3 lần một tuần. Phần ăn được của 100g cua chứa 267mg cholesterol, và 100g gạch cua chứa gần 466mg cholesterol. Người bị dư thừa cholesterol cũng nên cẩn trọng với loại thực phẩm này, tốt nhất là nên kiêng trong thời gian đang điều trị bệnh. 

*Hàm lượng cholesterol trong chế độ ăn uống cho người trưởng thành là dưới 300mg mỗi ngày.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm