Các hãng hàng không tăng phí quản trị hệ thống, người tiêu dùng mua vé "kích cầu" mà giá vẫn cao

NH
20/05/2020 - 14:45
Các hãng hàng không tăng phí quản trị hệ thống, người tiêu dùng mua vé "kích cầu" mà giá vẫn cao
Các hãng bay như Vietnam Airlines hay Jetstar Pacific đã tung nhiều chương trình giảm giá vé máy bay nội địa sau dịch để kích cầu, tuy nhiên lại tăng mạnh phí quản trị hệ thống khiến tổng giá vé không giảm.

Vietnam Airlines: Tăng 100.000 đồng

Từ 1/4, Vietnam Airlines đã thực hiện tăng phí quản trị hệ thống cho các hành trình nội địa từ 250.000 đồng lên 350.000 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, mức phí này của hãng đã tăng 100.000 đồng chỉ trong 4 tháng khi hãng vừa áp dụng mức 250.000 đồng từ 1/1.

Mức tăng này đồng nghĩa mỗi vé khứ hồi nội địa của Vietnam Airlines sẽ tăng giá thêm hơn 200.000 đồng từ ngày 1/4. Phí quản trị hệ thống tăng lên khiến việc Vietnam Airlines giảm giá vé gốc để kích cầu thị trường nội địa không làm giảm tổng giá vé.

Giảm giá vé máy bay nội địa nhưng âm thầm tăng phí quản trị hệ thống, tổng giá vé của các hãng bay Việt đến tay vẫn không thay đổi - Ảnh 2.

Mức phụ thu quản trị hệ thống mới của Vietnam Airlines.

Giảm giá vé máy bay nội địa nhưng âm thầm tăng phí quản trị hệ thống, tổng giá vé của các hãng bay Việt đến tay vẫn không thay đổi - Ảnh 3.

Giá vé ưu đãi giảm giá của Vietnam Airlines được niêm yết trên hệ thống.

Cụ thể, dù giá vé gốc trên nhiều chặng bay từ Hà Nội tới Đà Lạt, Huế, Vinh, Chu Lai, Quy Nhơn,... của Vietnam Airlines trong giai đoạn này đang giảm chỉ còn khoảng 99 - 299.000 đồng/chiều. Tuy nhiên tổng giá vé khứ hồi của hãng vẫn ở mức hơn 1,2 - 1,6 triệu đồng bao gồm thuế và phí. Tính ra, không giảm so với giai đoạn trước khi hãng kích cầu nội địa.

Như vậy, dù có áp dụng giá vé ưu đãi tới các điểm du lịch nổi tiếng nhưng tổng giá vé tính thêm thuế và phí đến tay cũng không mấy thay đổi.

Jetstar Pacific: Tăng 100.000 đồng

Từ 10/3, Jetstar Pacific đã chính thức nâng phí quản trị hệ thống cho các hành trình nội địa của hãng lên 350.000 đồng/chiều/vé, tăng 100.000 đồng so với trước đó. Điều này đồng nghĩa mỗi vé khứ hồi nội địa của hãng sẽ có tổng giá vé tăng 200.000 đồng.

Trong 2 năm, phí quản trị hệ thống của Jetstar Pacific đã tăng từ 140.000 đồng lên 350.000 đồng, tương đương việc hành khách sẽ phải chịu thêm 420.000 đồng mỗi vé khứ hồi nội địa.

Cụ thể, với chuyến bay khứ hồi từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh với chiều đi là 190.000 đồng và chiều về là 89.000 đồng. Phụ thu quản trị hệ thống tăng 350.000 đồng. Tính ra, chi phí khứ hồi lên tới 1.316.900 đồng và rơi vào nhóm đắt nhất.

Giảm giá vé máy bay nội địa nhưng âm thầm tăng phí quản trị hệ thống, tổng giá vé của các hãng bay Việt đến tay vẫn không thay đổi - Ảnh 4.

Vietjet Air và Bamboo Airways: Từ 40 đến 70.000 đồng

Sau giai đoạn giãn cách xã hội, Vietjet Air và Bamboo Airways cũng đã nâng mức phí quản trị hệ thống. Cụ thể, với các hành trình nội địa, Vietjet Air đã tăng từ 210.000 đồng lên 280.000 đồng, tăng 70.000 đồng. Và Bamboo Airways từ 210.000 đồng lên 250.000 đồng, tăng 40.000 đồng.

Giảm giá vé máy bay nội địa nhưng âm thầm tăng phí quản trị hệ thống, tổng giá vé của các hãng bay Việt đến tay vẫn không thay đổi - Ảnh 5.

Thông báo mức phí quản trị hệ thống của Vietjet Air.

Giảm giá vé máy bay nội địa nhưng âm thầm tăng phí quản trị hệ thống, tổng giá vé của các hãng bay Việt đến tay vẫn không thay đổi - Ảnh 6.

Và thông báo mức phí quản trị hệ thống của Bamboo Airways.

Bảng so sánh giá vé máy bay 99.000 đồng được đặt trên website chính hãng (đã cộng giá tiền và bao gồm thuế phí) đối với từng hãng bay cho chị em tham khảo:

Tăng phí quản trị hệ thống, người tiêu dùng dù đặt mua vé máy bay ưu đãi nhưng tổng giá vẫn không giảm - Ảnh 7.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm