Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết

Tiểu Quyên
11/12/2020 - 07:56
Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết
Đỏ mắt thường xảy ra khi các mạch máu trên bề mặt mắt bị giãn ra, điều này diễn ra khi có một chất lạ hoặc vật thể lạ xâm nhập vào mắt gây nhiễm trùng. Để giải quyết tình trạng đó, người bệnh cần nắm vững các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ sớm nhất.

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc bị của người bệnh viêm nhiễm. Kết mạc là phần mô mỏng trong suốt nằm trên phần trắng của mắt và nằm bên trong mí mắt.

Tình trạng đau mắt đỏ thường xuyên gặp ở trẻ em; bệnh dễ lây lan, nhất là trong môi trường trường học đối với trẻ lớn và nhà trẻ đối với độ tuổi mầm non. Cần chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ, nhất là đối với trẻ em.

Bệnh đau mắt đỏ thường ít khi gây ảnh hưởng lâu dài đến thị lực của người bệnh, đặc biệt nếu phát hiện và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ. Điều bạn cần làm để chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ là ngăn chăn sự lây lan của bệnh và làm theo khuyến nghị của bác sĩ; bệnh viêm kết mạc này sẽ khỏi nhanh chóng mà không để lại biến chứng nào.

Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết - Ảnh 1.

Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết - Ảnh: Getty/ msn.

Đau mắt đỏ thường xảy ra và khỏi nhanh chóng, tuy nhiên cũng không nên chủ quan. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh hoặc phụ huynh cần nắm rõ để xử trí đối với con em mình:

1. Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ tức thời

Để có được cách chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ phù hợp cần biết nguyên nhân cụ thể của bệnh. Tuy nhiên, vài bước dưới đây có thể giúp bạn giảm sự khó chịu tức thời của hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ.

1.1. Chườm ấm

Việc bạn cần làm là nhúng một chiếc khăn sạch (tốt nhất là khăn mới, sử dụng bằng vải kháng khuẩn hoặc gạc y tế) vào nước ấm và vắt khô. Đặt khăn lên mắt trong khoảng 10 phút. Sức nóng từ hơi nước có thể giúp làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ khu vực mắt. Đồng thời cũng giúp làm tăng tiết dầu trên mí mắt, giúp tạo nhiều chất bôi trơn hơn cho mắt.

Lưu ý, chỉ dùng nước ấm ở mức độ vừa phải, không nên dùng nước quá nóng do mắt và vùng da vô cùng nhạy cảm. Tốt nhất nên dùng cườm tay để thử độ nóng của nước trước khi nhúng khăn và chườm lên mắt.

Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết - Ảnh 2.

Chườm ấm là một cách chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ - Ảnh: Healthbeautyidea

1.2. Chườm mát

Nếu việc chườm ấm không đem lại kết quả khả quan, bạn hãy thử thực hiện chườm mát. Hiệu quả của việc chườm mát sẽ có tác dụng trong thời gian ngắn hơn. Bạn cũng chuẩn bị khăn sạch hoặc gạc y tế, nhúng vào chậu nước mát và vắt khô; sau đó chườm lên mắt trong khoảng 7-10 phút là được.

Chườm khăn mát là cách chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ hiệu quả bởi nó giúp làm giảm sưng và ngứa do kích ứng. Tuy nhiên cũng giống như chườm ấm, bạn không nên chườm ở nhiệt độ quá lạnh để đảm bảo an toàn cho vùng da quanh mắt.

1.3. Thử dùng nước mắt nhân tạo

Nước mắt sẽ giúp bôi trơn và giữ cho mắt luôn sạch sẽ. Tình trạng khô mắt trong thời gian dài hoặc gặp các triệu chứng đau mắt đỏ, bạn có thể dùng loại nước mắt nhân tạo không kê đơn để giữ cho đôi mắt được khỏe mạnh hơn. Nếu được, hãy để nước mắt nhân tạo trong tủ lạnh để tạo cảm giác mát hơn cho đôi mắt.

Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết - Ảnh 3.

Nước mắt nhân tạo sẽ giúp bôi trơn và giữ cho mắt luôn sạch sẽ - Ảnh: webmd

2. Giải pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ lâu dài

Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ tức thời chỉ áp dụng để khắc phục nhanh chóng; về lâu dài bạn cần có giải pháp cụ thể hơn, nhất là các trường hợp thường xuyên bị đau mắt đỏ hoặc mắt dễ bị kích ứng.

Khi thường xuyên bị đau mắt đỏ, bạn nên gặp và trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị. Tuy nhiên bạn cần thực hiện một số thay đổi nhắm chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ và bảo vệ sức khỏe mắt về lâu dài dưới đây:

2.1. Đổi kính áp tròng

Nếu bạn đeo kính áp tròng mỗi ngày và đang mắc đau mắt đỏ mãn tính, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể liên quan đến kính áp tròng. Một vài nghiên cứu cho thấy các chất liệu bên trong một số loại kính áp tròng nhất định có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng và kích ứng mắt của bạn.

Nếu bạn vừa thay đổi loại kính áp tròng mới hoặc sử dụng 1 loại kính ổn định trong một thời gian và bị đỏ mắt, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và chẩn đoán đúng vấn đề.

Ngoài ra, dung dịch dùng cho kính áp tròng bạn thường sử dụng cũng có thể là nguyên nhân gây đỏ mắt. Một số thành phần nhất định trong dung dịch không tương thích với các loại thấu kính nhất định. Hãy đảm bảo rằng bạn đang dùng loại dung dịch tốt nhất, phù hợp nhất cho kính của mình.

Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết - Ảnh 4.

Các chất liệu bên trong một số loại kính áp tròng nhất định có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng mắt - Ảnh: Lasikmd

2.2. Chú ý đến chế độ ăn uống

Quan tâm hơn và điều chỉnh về chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ về lâu dài. Việc thường xuyên không uống đủ nước cũng có thể gây đỏ mắt. Nói chung, một người khỏe mạnh cần ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng thích hợp trong cơ thể.

Bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm gây viêm, có thể gây ảnh hưởng đến mắt. Các loại thực phẩm chế biến sẵn, các chế phẩm từ sữa và các loại đồ ăn nhanh đều có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều. Do đó, nên giảm bớt tình trạng viêm đau mắt bằng cách hạn chế tối đa các loại đồ ăn gây hại cho cơ thể kể trên.

Ngoài ra, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể làm giảm viêm. Chúng thường được tìm thấy trong cá, chẳng hạn như cá hồi; và các loại hạt và quả hạch, chẳng hạn như hạt lanh. Bạn nên bổ sung nhiều chất chứa omega-3 để nâng cao sức khỏe của mắt.

2.3.Cẩn thận hơn với môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh nơi bạn sống và làm việc thường xuyên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mắt. Nếu bạn thường xuyên sống trong môi trường có nhiều chất gây dị ứng như khói bụi, chất hóa học thì đó cũng là nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng đau mắt đỏ. Ngoài ra, không khí khô, ẩm mốc và gió nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng.

Vì vậy, để chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ, hãy sắp xếp lại môi trường sống sạch sẽ và cân bằng về độ ẩm.

3. Thăm khám bác sĩ nhãn khoa khi bị đau mắt đỏ và khám định kỳ

Khi gặp tình trạng đau mắt đỏ hoặc bất kì dấu hiệu nào gây khó chịu cho đôi mắt, bạn nhất định phải đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Khi các dấu hiệu và triệu chứng ngày càng tồi tệ dù đã được điều trị, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để thăm khám để tránh các biến chứng xấu về sau.

Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị các thông tin về tình trạng bệnh; thời điểm khởi phát bệnh; loại kính áp tròng bạn đang dùng; các loại thuốc nhỏ mắt mà bạn sử dụng để sẵn sàng cùng cấp cho bác sĩ. Từ các dữ liệu đó, bác sĩ sẽ có cơ sở chắc chắn để chẩn đoán bệnh.

Vào thời điểm gặp bác sĩ, bạn không nên đeo kính áp tròng và hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mắt để bác sĩ có thể nhìn nhận được tình trạng của mắt chính xác nhất. Đối với bệnh đau mắt đỏ, một số câu hỏi cơ bản bạn nên hỏi bác sĩ bao gồm:

- Nguyên nhân có khả năng nhất gây ra các triệu chứng đau mắt đỏ của tôi là gì? Bạn cần biết nguyên nhân để có thể phòng ngừa về lâu dài.

- Tôi cần thực hiện những loại xét nghiệm nào?

- Những phương pháp điều trị có sẵn?

- Tôi sẽ bị lây bao lâu sau khi bắt đầu điều trị?

-Có thuốc thay thế chung cho loại thuốc bạn đang kê cho tôi không?

- Có bất kỳ tài liệu nào khác mà tôi có thể tham khảo thêm hay không?

- Tôi có cần quay lại để tái khám không? Và bao lâu tôi nên quay lại?

Ngoài những câu hỏi trên, đừng ngần ngại hỏi thêm bác sĩ về những gì bản thân thắc mắc. Ví dụ như về các biến chứng, các lo lắng của bản thân. Bác sĩ sẽ giải đáp các thắc mắc cụ thể, tránh tình trạng hoang mang và lo lắng khi nghĩ về các tình huống xấu.

Các hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ mà người bệnh nhất định phải biết - Ảnh 5.

Nên khám bác sĩ để có cách chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ - Ảnh: Paragonvision

4. Điều không nên làm khi chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ

Dù bị mắt đỏ như thế nào, bạn cũng không nên dùng thuốc nhỏ mắt giảm đỏ như Visine. Những loại thuốc nhỏ mắt này có thể gây khó chịu nếu bạn bị nhiễm trùng. Nó cũng có thể làm cho các triệu chứng ở mắt của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh đau mắt đỏ do vi rút và vi khuẩn có thể lây lan rất dễ dàng như bệnh cảm lạnh thông thường. Nếu bạn bị nhiễm trùng chỉ ở một mắt, hãy cẩn thận để không lây sang mắt còn lại. Và hãy chú ý để không lây nhiễm bệnh ở nơi công cộng.

Làm thế nào để tránh lây lan tình trạng đau mắt đỏ:

- Vệ sinh cơ bản là đủ để tránh lây nhiễm sang người khác hoặc mắt còn lại của bạn.

- Thay vỏ gối và ga trải giường mỗi ngày.

- Sử dụng một chiếc khăn mới mỗi ngày.

- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi bạn chạm vào mắt.

- Không đeo kính áp tròng cho đến khi mắt khỏi bệnh hoàn toàn.

- Không cho một ai dùng chung đồ vật đã chạm vào mắt đã bị đỏ của bạn để tránh lây lan.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/eye-health/understanding-conjunctivitis-treatment#1

https://www.healthline.com/health/eye-health/how-to-get-rid-of-red-eyes#seeing-a-doctor

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/diagnosis-treatment/drc-20376360

https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-quick-home-remedies


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm