Nước ép rau cần: Lấy 100g rau cần nước rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Ngày uống 1 ly, sau 1 tháng thì hàm lượng acid uric trong máu giảm đáng kể.
Trà bồ công anh: Bồ công anh không chỉ tốt cho gan thận mà còn rất giàu hoạt chất acid kynurenic, chất xơ inulin và sesquiterpene lactone, có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các ổ khớp của người bệnh gout. Hái lá cây, rễ cây, rửa sạch, phơi khô, bảo quản trong túi ni-lon kín để có thể dùng được nhiều lần. Mỗi lần lấy 20-40g sắc lấy nước uống.
Trà xa tiền thảo (mã đề): Cây mã đề sắc nước uống, có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc và cắt các đơn đau do gút gây ra. Bên cạnh đó, mã đề còn có tác dụng làm tăng hưng phấn tinh thần, phòng ngừa thoái hóa khớp và cứng dính khớp do gout- giúp cải thiện chức năng vận động của xương khớp và giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Trà kim tiền thảo và xa tiền thảo: Sắc 2 loại thảo dược này uống giúp lợi tiểu, bài sỏi, thúc đẩy bài tiết acid uric, ức chế sự hình thành acid uric, do đó đạt được mục đích điều trị bệnh gout.
Trà xa tiền thảo và thổ phục linh: Thổ phục linh chứa hàm lượng lớn các hoạt chất carotene, stigmasterol, saponin và tigogenin có tác dụng tăng cường đào thải acid uric dư thừa qua nước tiểu, giúp làm hạ acid uric ở trong máu, điều trị out rất công hiệu.
Trà rau diếp cá: Diếp cá ăn trực tiếp hoặc giã/xay nước uống không chỉ có tác dụng lợi tiểu mà còn làm tăng lưu lượng máu, giúp bài tiết acid uric, giảm sự hình thành acid uric máu, giảm các cơn đau của bệnh.
Trà râu ngô: Lợi tiểu, thải acid uric qua nước tiểu, đồng thời, có tác dụng làm dịu gan, hạ huyết áp và hạ đường huyết. Râu ngô, xơ mướp lượng bằng nhau, ngâm nước lạnh nửa giờ, đun sôi 20-30 phút uống.
Trà bách hợp: Rất giàu colchicine, làm giảm viêm, giảm đau hiệu quả các cơn đau viêm khớp do gout.
Trà trần bì: Có tác dụng làm dịu gan, điều hòa nội tiết, làm sạch acid và lợi tiểu, giảm acid uric. Uống trà trần bì sau bữa ăn sẽ tốt cho việc ngăn ngừa bệnh gout.
Các loại đồ uống, chất lỏng khiến bệnh gout thêm trầm trọng:
Rượu, bia: Bia rượu là đồ uống nên “cấm” tuyệt đối với bệnh nhân gout, do sự chuyển hóa những loại đồ uống cồn trong cơ thể khiến nồng độ acid uric tăng cao, góp phần vào tình trạng mất nước và cản trở quá trình đào thải chất này ra khỏi cơ thể.
Đồ uống có đường: Các thức uống giải khát có hàm lượng đường fructose cao như nước soda hay như nước giải khát trái cây đóng lon… là đồ uống có lượng đường fructose cao và kích thích cơ thể sản xuất acid uric. Do đó, nguy cơ bạn bị gout hay cơn gout cấp tái phát cũng tăng lên.
Đồ uống có ga: Coca, bò húc… là những đồ uống có ga mà bệnh nhân gout cần phải tránh. Trong những đồ uống này có rất nhiều chất làm tăng acid uric trong cơ thể.
Đồ uống có vị chua: Những đồ uống có vị chua sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Y khoa “Journal of the American Medical Association” tại Hoa Kỳ cho thấy, những phụ nữ uống 1 cốc nước cam mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout tăng 41%. Phụ nữ uống 2 ly nước cam mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 2,4 lần.
Các loại canh, soup: Các món canh, soup bò, xương hầm, sườn lợn, cá... chứa hàm lượng dầu, chất béo cao. Khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn trao đổi chất. Hơn nữa, hàm lượng strontium cao trong các món canh, soup có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.